TẠI SINGAPORE

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 28 - 32)

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) được thành lập năm 1971, là Ngân hàng Trung ương của Singapore, thực hiện Thanh tra, giám sát hợp nhất đối với khu

vực tài chính, đồng thời chịu trách nhiệm xây dựng và phát triển Singapore trở thành trung tâm tài chính quốc tế.

Mục tiêu của Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro của MAS là nhằm đảm bảo sự an toàn và lành mạnh của các tổ chức tài chính; tăng cường tính minh bạch và bình đẳng giữa các tổ chức tài chính trong mối quan hệ với khách hàng và đối tác

Khuôn khổ Thanh tra, giám sát:

Giám sát liên tục một TCTC nhằm xác định và chỉ ra những rủi ro tiềm tàng có thể tác động đến sự an toàn và lành mạnh của một TCTC, hoặc tác động đến tính minh bạch và bình đẳng của các thông lệ thị trường. MAS đặt mục tiêu giảm thiểu rủi ro đổ vỡ hoặc những hành vi không thích hợp của TCTC thông qua việc tăng cường Thanh tra, giám sát. MAS sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro, CRAFT (Common Risk Assessment Framework & Techniques), để đánh giá rủi ro của một TCTC. Sau đó kết hợp việc đánh giá, xếp hạng mức độ tác động và rủi ro và xem xét xem TCTC nào có mối đe dọa lớn hơn đối với việc đạt được mục tiêu Thanh tra, giám sát của MAS. Cuối cùng, xác định chiến lược Thanh tra, giám sát và mức độ Thanh tra, giám sát cần thiết.

Tần suất và kỹ thuật Thanh tra:

Nhìn chung, việc Thanh tra, giám sát các TCTC ở nhóm có nguy cơ thấp hơn chủ yếu là qua giám sát từ xa và sẽ chỉ có các cuộc Thanh tra tại chỗ theo định kỳ. MAS trông đợi nhiều vào những kiểm toán viên độc lập sẽ giúp MAS hoàn thành công tác Thanh tra, giám sát

- Để thể hiện sự cần thiết phải dự đoán và phản ứng hiệu quả với rủi ro, việc Thanh tra, giám sát các TCTC của MAS bao gồm việc đối thoại và trao đổi qua lại với TCTC nhằm đạt được sự hiểu biết chi tiết về những rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm tàng của họ.

- Mức độ chuyên sâu của Thanh tra, giám sát là khác nhau đối với mỗi nhóm TCTC. Sự khác nhau này chủ yếu là về tính thường xuyên của các cuộc Thanh tra tại chỗ và tính chất của hoạt động giám sát đối với mỗi TCTC.

Bài học đối với Việt Nam

Kinh nghiệm của những quốc gia khác cho thấy: an toàn trong hoạt động của các TCTD chỉ thực sự được đảm bảo khi có sự phối hợp tốt giữa vai trò quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước trong việc ban hành các quy định pháp luật, giám sát, kiểm tra, Thanh tra TCTD với nội tại việc thực thi các mặt hoạt động của từng TCTD. Nghiên cứu việc áp dụng phương pháp Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại tại Nhật Bản, Singapore và Malaysia cho thấy:

Thứ nhất, sự cần thiết phải chuyển đổi từ Thanh tra tuân thủ sang Thanh tra trên cơ sở rủi ro.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) diễn ra ngày càng nhanh, mạnh mẽ, cả về quy mô và mức độ phức tạp, đa dạng của sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, theo đó hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Để đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD trong khi nguồn lực Thanh tra, giám sát hạn chế, phương pháp Thanh tra tuân thủ không còn phù hợp nên việc các cơ quan Thanh tra, giám sát phải chuyển sang áp dụng phương pháp Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là cần thiết.

Thứ hai, để phương pháp Thanh tra, giám sát phát huy hiệu quả cần quan tâm và làm tốt những vấn đề sau:

- Yếu tố con người: cán bộ Thanh tra, giám sát phải đủ trình độ, kinh nghiệp đáp ứng yêu cầu thực hiện phương pháp (hiểu về rủi ro, quản trị rủi ro, các sản phẩm tài chính…).

- Hội đồng quản trị, Ban điều hành của TCTD có ý thức về quản trị rủi ro và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ phục vụ cho công tác quản trị của TCTD.

- Hệ thống công nghệ thông tin của TCTD và Cơ quan Thanh tra giám sát được xây dựng và thiết lập trên nền tảng công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác quản trị và Thanh tra giám sát.

- Hệ thống kiểm toán độc lập đầy đủ năng lực, đáng tin cậy.

Thứ ba, cần thực hiện bước thử nghiệm áp dụng Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; trước đó nên tổ chức đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của các đối tượng Thanh tra, giám sát. Tuy nhiên, thời gian thử nghiệm không nên kéo dài (1 đến 2 năm là hợp lý).

Thứ 4, thiết lập được khuôn khổ Thanh tra, giám sát phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện của Việt Nam, sớm ban hành được Sổ tay Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro; các quy định mang tính nguyên tắc về quản trị rủi ro. Các khuôn khổ pháp lý này luôn được nghiên cứu để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Thứ năm, công tác đào tạo phải được quan tâm thoả đáng, đặc biệt là đào tạo cho họ kiến thức, kinh nghiệm về rủi ro, quản trị, đánh giá rủi ro, công nghệ thông tin; đào tạo cho cả các cấp lãnh đạo của cơ quan Thanh tra, giám sát để tạo được sự đồng thuận, nhất quán chuyển sang thực hiện phương pháp mới.

Thứ 6, đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan Thanh tra, giám sát nước ngoài đã chuyển sang thực hiện phương pháp Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro để nắm được thuận lợi, khó khăn, giải pháp khắc phục khó khăn, từ đó đúc rút ra bài học kinh nghiệm, hạn chế tối đa những sai lầm có thể xảy ra khi chuyển sang thực hiện phương pháp mới.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 28 - 32)