Về sự chỉ đạo, điều hành công tác Thanh tra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 42 - 46)

Theo luật NHNN Việt Nam, một trong những mục tiêu hoạt động của NHNN Việt Nam là góp phần ổn định tài chính, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD. Cùng với điều hành chính sách tiền tệ, Thanh tra giám sát ngân hàng sẽ là trụ cột thứ hai để đảm bảo NHNN thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cho đến nay hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN đã có nhiều đóng

góp trong việc bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD và sự thuân thủ pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Để nâng cao khả năng chỉ đạo, điều hành trong hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng, tháng 8/2009 Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực thuộc NHNN đã được thành lập theo quyết định số 83/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng với chức năng chính là Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của NHNN; tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với các TCTD, TCTC quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, Thanh tra, giám sát NHNN được chi nhánh cơ cấu, sắp xếp lại theo Quyết định số 2989/QĐ-NHNN ngày 14/12/2009 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trên cơ sở sáp nhập Thanh tra, giám sát trước đây và bộ phận quản lý các TCTD, thực hiện các hoạt động tương tự như hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh đã bám sát và tuân thủ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, chấp hành quy chế làm việc của Thống đốc NHNN trong việc xử lý các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ; về cơ bản đảm bảo chất lượng, thời gian và hiệu quả công tác tham mưu đối với Lãnh đạo NHNN, Lãnh đạo NHNN chi nhánh. Với vai trò là đơn vị trực tiếp tham mưu cho Thống đốc về hoạt động Thanh tra, giám sát, quản lý, xây dựng cơ chế, chính sách, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, phối hợp với Thanh tra, giám sát chi nhánh và các đơn vụ trong và ngoài ngành tổ chức triển khai kế hoạch đã được phê duyệt cũng như xử lý và trình cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh.

Hoạt động Thanh tra, giám sát vẫn tiếp tục quan tâm và phát hiện Phương pháp Thanh tra trên cơ sở rủi ra đã được Thanh tra NHNN nghiên cứu từ năm 2006, thử nghiệm năm 2008 và đến nay sổ tay Thanh tra trên cơ sở rủi ro phiên bản 1 đã chính thức ra đời vào tháng 1/2010 là cuốn cẩm nang cho cán bộ Thanh tra ngân hàng nói riêng và toàn cán bộ ngành ngân hàng nói chung tham khảo. Tiếp đó, Đề án giám sát phân tích hoạt động ngân hàng đang được triển khai xây dựng theo hướng giảm sát trên cơ sở rủi ro, cảnh báo sớm rủi ro cho các TCTD, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho công tác Thanh tra ngân hàng tiết kiệm thời gian chi phí. Không ngừng đổi mới công tác Thanh tra, giám sát, các lãnh đạo các cơ quan Thanh tra, giám sát còn quan tâm đến hoạt động phòng, chống tham nhũng, phòng chống tội phạm trong hoạt động ngân hàng, đã tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 của Ngành ngân hàng; tổng kết thực hiện nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với NHNN chi nhánh đã được Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Lãnh đạo chi nhánh quan tâm, từng bước đảm bảo tính hệ thống, thống nhất trong công tác Thanh tra, giám sát.

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ chế chỉ đạo, điều hành hoạt động Thanh tra, giám sát ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa nhất quán, chưa mang tính hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, và chưa tương thích với xu hướng quản trị rủi ro tập trung của các TCTD, cụ thể:

- Sự song trùng lãnh đạo trong một cấu trúc phụ thuộc không phát huy được tốt nhất vai trò và trách nhiệm của Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Theo đó, do sự song trùng lãnh đạo đối với Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, cho nên đôi khi khó tránh khỏi hiện tượng không rõ

ràng và đùn đẩy trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, dẫn đến nhiều việc không được kiểm tra, xử lý kịp thời, triệt để.

- Với mô hình tổ chức phân tán, việc phân cấp, ủy quyền các NHNN chi nhánh thực hiện Thanh tra, giám sát các TCTD trên địa bàn quản lý dẫn đến những khó khăn trong Thanh tra toàn diện các TCTD và triển khai Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. Sự phân cấp, phân quyền trong việc Thanh tra TCTD như hiện nay vô hình chung đã chia cắt TCTD để Thanh tra riêng rẽ. Thực trạng này dẫn đến các hệ quả: (i) Cùng một sản phẩm được TCTD thực hiện giống nhau ở tất cả các đơn vị trực thuộc TCTD nhưng nhiều khi Thanh tra NHNN tỉnh, thành phố khác nhau có thể kết luận khác nhau, làm cho hiệu lực điều hành của Thanh tra ngân hàng kém hiệu quả và (ii) Việc Thanh tra định kỳ các chi nhánh của TCTD chưa phù hợp với yêu cầu Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro (chủ yếu tập trung ở Hội sở chính của TCTD). Có thể nói, mô hình tổ chức bộ máy, phương pháp chỉ đạo và cơ chế thực thi Thanh tra, giám sát như hiện nay còn khá bất cập

- Việc quản lý và sử dụng lực lượng cán bộ Thanh tra chưa phù hợp: Việc bố trí, sắp xếp cán bộ Thanh tra chi nhánh thuộc thẩm quyền của Giám đốc NHNN chi nhánh. Do đó, Chánh Thanh tra, giám sát NHNN gặp khó khăn trong việc quản lý nhân sự và điều phối lực lượng cán bộ Thanh tra trong toàn hệ thống (khi cần thiết) nhằm thực hiện chương trình, nhiệm vụ chung, cũng như trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều phối hoạt động Thanh tra, giám sát của chi nhánh. Việc điều hành của Thanh tra Trung ương vì thế mất đi tính tập trung, thống nhất làm giảm tác dụng của hoạt động Thanh tra chuyên ngành ngân hàng.

- Giám sát có những lỗ hổng lớn, lãng phí nhân lực do công việc giám sát bị chia cắt theo địa giới hành chính trong khi hoạt động ngân hàng lại điều hành theo chiều dọc...Những bất cập này ảnh hưởng trực tiếp đến những đánh giá định

tính về khuynh hướng phát triển của từng ngân hàng, những rủi ro tiềm ẩn và làm giảm khả năng dự báo xa về khủng hoảng tài chính.

- Chưa có sự chuẩn hóa nội dung hướng dẫn cho các NHTM trong công tác giám sát và quản trị rủi ro trong nội bộ ngân hàng. Cụ thể, nhiều NHTM chưa có khái niệm về việc xây dựng chiến lược tín dụng tổng thể và kế hoạch khả thi để thực hiện các chiến lược này, từ đó ảnh hưởng tới việc phát triển nguồn nhân lực và ưu tiên đầu tư chiều sâu để tạo vị thể cạnh tranh cho từng ngân hàng. Việc phân loại nợ của các TCTD chủ yếu theo tiêu chí định lượng, chưa phản ảnh đúng chất lượng tín dụng thực tế. Nhiều NHTM đã xây dựng cẩm nang tín dụng nhưng chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả việc thực hiện cẩm nang này...

- Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động Thanh tra, giám sát còn thiếu và nhiều hạn chế: Trong số các quyết định liên quan đến hoạt động Thanh tra giám sát thì NHNN mới chỉ thực hiện tốt và có quy định rõ ràng về cách tính tỷ lệ giữa Vốn tự có so với Tổng tài sản “Có” rủi ro (hệ số CAR) theo quy định hiện hành, tối thiểu là 9% và có những yêu cầu về thời gian tối đa phải tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng mức quy định. Tuy nhiên, các yêu cầu khác liên quan đến việc giám sát khả năng quản trị rủi ro của NHTM thì vẫn chưa được xây dựng, từ đó khó có những nhận định mang tính định tính về mức độ rủi ro tín dụng của các TCTD.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 42 - 46)