Thực trạng về hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 33 - 39)

2.1.1.1 Thực trạng về tổ chức của hệ thống NHTM

a. Về tổ chức mạng lưới

Bảng 1: Số lượng các NHTM từ năm 2007 đến năm 2011

Nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, số lượng NHTM gia tăng khá nhanh. Mặc dù số lượng ngân

Loại hình NHTM 2006 2007 2008 2009 2010 2011 NHTNN NHTMNN đã Cổ phần hóa 5 0 5 0 5 1 5 2 5 2 5 2 NHTMCP đang hoạt động 34 34 36 37 37 37 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 0 5 5 5

Ngân hàng liên doanh 4 5 5 5 5 4

Chi nhánh ngân hàng nước

ngoài 27 35 38 48 50 50

hàng tương đối lớn nhưng phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở 2 địa bàn kinh tế trong điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó các TCTD hiện nay, các NHTMNN và NHTMCP đang dẫn đầu về mạng lưới hoạt động. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài hiện nay chỉ chiếm một lượng nhỏ về đầu mối mạng lưới hoạt động nhưng đã thể hiện tham vọng và khả năng phát triển lớn. Hiện 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã có 14 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước và nhu cầu mở rộng mạng lưới của khối này vẫn còn hết sức lớn.

b. Về quản trị, điều hành

Hiện nay, nhìn chung các NHTM được tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, trong đó tách bạch rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, HĐQT, Ban kiểm soát và ban điều hành. Về cơ bản, các cơ quan quản trị, điều hành, kiểm soát của ngân hàng đều đủ về số lượng, chất lượng từng bước được chuẩn hóa, đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu về đạo đức và trình độ chuyên môn theo quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM (Nghị định số 59).

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đã thành lập và vận hành chức năng kiểm toán nội bộ, thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm toán nội bộ đã được triển khai tập trung vào một số nghiệp vụ, hoạt động có độ rủi ro cao và đã đưa ra các kết luận, khuyến nghị kịp thời.

Năng lực quản trị điều hành của các NHTM đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Nhiều NHTMCP đã có những biến đổi lớn về tư duy trong công tác quản trị, điều hành, mức độ kiến tạo và đầu tư cho bộ máy quản trị. Một số ngân hàng như Sacombank, ACB, Techcombank đã quan tâm xây dựng bộ máy quản trị, điều hành tiến gần với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, so với các chuẩn mực quản trị quốc tế và quy định hiện hành của nghị định số 59 cũng như luật các TCTD 2010, năng lực quản trị điều hành của các NHTM hiện còn hạn chế. Mức độ hạn chế có sự khác biệt giữa các loại hình NHTM chủ yếu do đặc thù về cơ cấu chủ sở hữu.

2.1.1.2 Thực trạng về hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM

a. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã có sự tăng trưởng khá, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong khu vực. Tổng tài sản có đến cuối tháng 10/2011 là 4.713,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2010. Khối NHTMNN có quy mô lớn nhất nhưng tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khối NHTMCP. Thị phần của Khối NHTMNN cũng ngày càng giảm (năm 2009 là 47,6%, năm 2010 là 41,3% đến cuối tháng 10/2011 còn 39,0%). Thay vào đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của Khối NHTMCP với thị phần về tổng tài sản tăng dần qua các năm (năm 2009 là 41,2%, năm 2010 là 44,3% và cuối tháng 10/2011 là 45,4%).

b. Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng những năm trước trung bình trên 35%/năm. Tuy nhiên, sang năm 2011, do thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đến cuối tháng 10/2011, dư nợ của Tổ chức kinh tế và dân cư là 2.515,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2010.

Khối NHTMNN là khối có tăng trưởng tín dụng cao (9,1%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống TCTD (51,3%). Khối NHTMCP tăng trưởng tín dụng (8,9%) và chiếm tỷ trọng là 35,3% trong hệ thống TCTD.

Sau khi Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị 02/CT-NHNN ngày 07/9/2011 nhằm chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng VNĐ và đồng Đô la Mỹ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, và với sự vào cuộc tích cực, xử lý nghiêm minh của NHNN, hiện tượng chạy đua, mặc cả lãi suất huy động vốn say một thời gian dài diễn biến phức tạp, không còn nữa. Thị trường về cơ bản đã được lập lại kỷ cương. Tuy nhiên, một số ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ chưa có thương hiệu còn gặp không ít khó khăn trong việc huy động vốn do dòng tiền gửi tiết kiệm có xu hướng dịch chuyển sang một số kênh đầu tư khác.

Đến cuối tháng 10/2011, huy động vốn là 2.819,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối năm 2010 (bình quân tháng tăng 0,84%, năm 2010 là 3,1%). Mặc dù, trong năm 2011 huy động vốn gặp nhiều khó khăn nhưng khối NHTMCP vẫn là khối huy động tăng lớn (10,8%) so với cuối năm 2010 và chiếm tỷ trọng lớn nhất (45,2%) trong hệ thống TCTD.

d. Hiệu quả hoạt động

- Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu quả của nhiều TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng được nâng lên. Đến tháng 10/2011, tỷ lệ ROA (Lợi nhuận trước thuế so với tài sản có) toàn hệ thống đạt 1,02% và ROE đạt 10,4%.

Tính đến tháng 10/2011, Khối NHTMNN tỷ lệ ROA, ROE đều cao, bình quân đạt 1,02% và 13,05%; đối với khối NHTMCP, mức bình quân của ROA là 1,16% và ROE là 6,9%; Khối TCTD nước ngoài, mức bình quân ROA là 0,1% và ROE là 0,82%; Quỹ tín dụng nhân dân mức bình quân ROA là 1,92% và ROE là 16,3%.

- Về chênh lệch thu chi: có 14 đơn vụ có chênh lệch thu chi lũy lế 10 tháng đầu năm 2011 âm, trong đó có 11 đơn vị thuộc nước ngoài và 3 công ty tài chính. Đối với khối nước ngoài, nguyên nhân lỗ là do các chi nhánh Ngân hàng nước

ngoài mới thành lập và hoạt động, do trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao, chi phí hoạt động lớn, thu không đủ bù chi.

e. Về khả năng Thanh khoản

Đến tháng 10/2011, trên cân đối thì hầu hết các TCTD chấp hành tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều TCTD chưa đảm bảo theo yêu cầu. Đối với các đơn vị này, NHNN đã yêu cầu TCTD giải trình và có biện pháp khắc phục.

Đến thời điểm hiện nay, số lượng các TCTD vi phạm về tỷ lệ khả năng chi trả đã giảm song vẫn còn một số TCTD vi phạm và vi phạm liên tục nhiều lần. Việc quy định tỷ lệ khả năng chi trả ngày hôm sau (15%) và 7 ngày tiếp theo (100%) và phương pháp tính toán theo thông tư 13 chỉ phù hợp với hoạt động của các TCTD trong điều kiện bình thường. Trong điều kiện thị trường có biến động bất thường thì quy định trên không còn phù hợp do việc xác định các kỳ hạn của Tài sản nợ và Tài sản có không diễn ra như kế hoạch. Chính vì vậy nên trong thời gian gần đây một số TCTD mặc dù duy trì đúng tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của NHNN nhưng thực tế vẫn căng thẳng và thiếu hụt Thanh khoản và phải nhờ đến sự hỗ trợ của NHNN thông qua vay tái cấp vốn.

Đối với các TCTD trong nước: Khối các TCTD nhà nước đáp ứng tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định, khối các TCTD cổ phần: 5/37 TCTD có vi phạm và thực tế hiện có 14/37 TCTD cổ phần yếu kém đã và đang rất khó khăn về Thanh khoản.

Đối với khối nước ngoài: năm 2011, số lượng các đơn vụ thuộc khối nước ngoài vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả ngay và khả năng chi trả trong vòng 7 ngày tiếp theo tăng đột biến so với năm 2010. Trong đó chủ yếu vi phạm với VNĐ và đối tượng chủ yếu là chi nhánh ngân hàng nước ngoài, khoảng thời gian vi phạm từ tháng 2 đến tháng 6/2011, số lượng các đơn vị vi phạm là 21 đơn vị. Mặc dù

các đơn vị này vi phạm về khả năng chi trả nhưng không có biểu hiện mất khả năng Thanh toán và khất hoãn tiền gửi của khách hàng.

Tính đến hết tháng 10/2011, nợ xấu toàn hệ thống lên tới 3,39% tổng dư nợ, con số tuyệt đối là 85.300 tỷ đồng, tăng 35.500 tỷ đồng so với cuối 2010. Điều lo ngại là con số trên có thể chưa dừng ở đó vì các tổ chức tín dụng áp dụng việc phân loại nợ chưa đúng với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng do thị trường bất động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay tổ chức tín dụng tăng cao.

f. Tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn

Theo đánh giá của các TCTC quốc tế và các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, một trong những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là vốn tự có nhỏ và tỷ lệ an toàn vốn (CRA) tối thiểu thấp. Tuy nhiên trong 05 năm trở lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy môn vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này. CAR toàn hệ thống tổ chức tín dụng trong tháng 10/2011 đạt 11,92%, cao hơn 0,9% so với tháng 12/2010 do vốn tự có tăng trưởng khá. Tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ toàn hệ thống TCTD trong tháng 12/2011 đạt 11.92% cao hơn 0,9% so với tháng 12/2010 do vốn tự có tăng trưởng khá. Có 6 TCTD vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Ngân Hàng Nông nghiệp, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa, NHTMCP Sài Gòn, Công ty tài chính Bưu điện, Công ty cho thuê tài chính I, II NHNN&PTNT).

Về việc đảm bảo an toàn vốn theo Nghị định số 10/2011/NĐ-CP:

- Đối với các TCTD trong nước: Đến nay, hệ thống các TCTD trong nước còn 4 đơn vị chưa đảm bảo mức vốn pháp định theo Quy định gồm 3 Ngân hàng TMCP (2 ngân hàng đang hoàn tất thủ tục để tiến hành tăng vốn) và 1 Công ty tài chính cổ phần (Sài Gòn Công Thương, Bảo Việt, Xăng dầu Petrolimex, Hadico)

- Đối với khối nước ngoài: đến nay, có 5 TCTD không đảm bảo mức vốn, trong đó có 3 đơn vị đang trong quá trình thực hiện các thủ tục để tăng vốn ( Ngân hàng Lào Việt chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Lào Việt chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng liên doanh Việt Thái), Ngân hàng liên doanh VID Public, Shihanvina đang trình Thống đốc xử lý tiếp.

Ngoài ra, còn một số đơn vị (chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đến thời điểm hiện tại có chênh lệch thu chi âm có thể ảnh hưởng đến vốn được cấp thực còn thấp hơn vốn pháp định.

g. Về khả năng hiện đại hóa công nghệ và quản trị rủi ro

Thời gian qua, các NHTM đều nỗ lực đầu tư vào công nghệ nhằm hiện đại hóa các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn hệ thống và tăng tiện ích cho khách hàng. Nhiều ngân hàng đã kết nối trực tuyến toàn hệ thống, đồng thời quan tâm đến công tác quản trị rủi ro thông qua việc thiết lập các ủy ban/bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách, xây dựng và ban hành các chính sách, quy trình nhận dạng, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro. Tuy nhiên do quy mô vốn nhỏ, hạn chế về nhân lực nên công tác quản trị rủi ro còn nhiều bất cập. Một số NHTMCP quy mô nhỏ sử dụng công cụ lãi suất để cạnh tranh thiếu lành mạnh để huy động vốn đẩy lãi suất tín dụng tăng cao, nguy cơ rủi ro lãi suất cũng gia tăng. Tăng trưởng tín dụng của lĩnh vực ngân hàng quá cao trong khi năng lực quản lý rủi ro của các NHTM hạn chế dẫn đến tình trạng luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w