Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 69 - 70)

tra, giám sát ngân hàng

Nâng cao năng lực của đội ngũ Thanh tra, giám sát là giải pháp mang tính nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả của công tác Thanh tra, giám sát ngân hàng. Nó được thực hiện thông qua công tác cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, chính sách đãi ngộ và các biện pháp khuyến khích khác, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phương pháp Thanh tra, giám sát ngân hàng mới theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cán bộ thực hiện công tác Thanh tra, giám sát của cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về cơ bản có năng lực, kinh nghệm công tác, lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, nhiệt tình, năng động, ham học hỏi, tiếp thu nhanh. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn công tác, đang nổi lên những bất cập sau: chưa có nhiều kỹ năng trong việc Thanh tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của của TCTD, chưa am hiểu nhiều và ứng dụng thực tiễn trong công tác Thanh tra, giám sát về chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, quản trị rủi ro, ít hiểu biết trong thực tiễn về các nghiệp vụ ngân hàng mới. Số cán bộ trẻ tuy có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong thực hiện việc Thanh tra tại chỗ, số cán bộ có kinh nghiệm về Thanh tra mới chỉ thành thạo kỹ năng Thanh tra tuân thủ, chưa có nhiều kỹ năng Thanh tra trên cơ sở rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ.

Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng về nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hiện đại, quản trị rủi ro, các phương pháp và nghiệp vụ Thanh tra, giám sát ngân hàng tiên tiến. Theo đó:

- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng (nhu cầu, số lượng, nội dung...) hằng năm và đến năm 2015 để đảm bảo bình quân hàng năm mỗi cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng được đào tạo tập trung ít nhất 1 tháng. Cần phân loại cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng để có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế với các định chế tài chính nước ngoài để tiếp nhận sự hỗ trợ đào tạo và kỹ thuật cho cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng. Hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Bên cạnh các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phổ cập kiến thức rộng rãi cho cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng, cần có chương trình ưu tiên đào tạo một số cán bộ giám sát nòng cốt của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trở thành chuyên gia về quản trị NHTM và Thanh tra, giám sát ngân hàng trong khuôn khổ chương trình đào tạo chuyên gia của NHNN và các dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài, nội dung Thanh tra, giám sát ngân hàng phải trở thành một trong những nội dung quan trọng trong chương trình của hầu hết các cuộc khảo sát và học tập kinh nghiệm ở nước ngoài do NHNN tổ chức hoặc/và thu xếp chương trình làm việc.

- Chủ động bố trí tương đối đầy đủ nguồn tài chính cho việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Thanh tra ngân hàng.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w