TẠI NHẬT BẢN

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 27 - 28)

Tại Nhật Bản, trên cơ sở chương trình, kế hoạch Thanh tra tổng thể doTổng giám đốc Ban tài chính Chính phủ Nhật Bản ban hành; Cục Thanh tra tại chỗ thuộc FSA có trách nhiệm xây dựng kế hoạch Thanh tra cụ thể cho các đối tượng Thanh tra thuộc đối tượng quản lý. Khi kết thúc kiểm tra, Thanh tra tại các

TCTD, bộ phận Thanh tra tại chỗ gửi kết luận Thanh tra cho bộ phận giám sát từ xa biết và phối hợp xử lý. Trong quá trình giám sát và tiếp xúc với các TCTD có vấn đề hoặc gặp rủi ro trong hoạt động, cần gửi kết quả giám sát và tiếp xúc đối với TCTD cho bộ phận Thanh tra tại chỗ biết và phối hợp xử lý.

Về giám sát từ xa

Về hoạt động giám sát từ xa:

Hiện hoạt động giám sát từ xa của Nhật Bản rất phát triển và hỗ trợ tích cực cho Thanh tra tại chỗ thông qua việc đưa ra các dấu hiệu cảnh báo sớm với các TCTC có vấn đề và/hoặc gặp rủi ro trong hoạt động trọng tâm, trọng điểm cho Thanh tra tại chỗ qua việc xác định những lĩnh vực và khu vực có rủi ro trong hoạt động của TCTC. Bộ phận giám sát tài chính căn cứ vào tỷ lệ vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn nội địa để thực hiện giám sát các TCTC. Từ đó, có biện pháp điều chỉnh sớm hoạt động nghiệp vụ đối với các TCTC.

Về tiếp xúc với các TCTD:

Tại Nhật Bản, Ban tài chính Chính phủ Nhật Bản (FSA-Finance Service Agency) và Cục tài chính Kinki định kỳ hoặc thường xuyên khi tiếp xúc với Ban lãnh đạo cấp cao của các TCTC thường do bộ phận giám sát từ xa thực hiện (Cục Giám sát từ xa thuộc FSA hoặc Bộ phận giám sát từ xa thuộc Cục Tài chính Kinki).

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 27 - 28)