Hoạt động giám sát từ xa tại NHNN

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 48 - 49)

Hiện tại, hoạt động giám sát từ xa đang thực hiện giám sát hệ thống TCTD theo hai hướng: Giám sát vĩ mô và giám sát cho từng khối các TCTD theo các kì là tháng, quý, năm.

- Giám sát an toàn vĩ mô dựa vào các chỉ số an toàn tài chính về các chỉ số kinh tế vĩ mô, thông số trên thị trường, các thông tin mang tính định lượng và cấu trúc cũng như các phương pháp phân tích định tính khác nhau.

Giám sát an toàn vĩ mô đưa ra một sự miêu tả rõ ràng về tình trạng lành mạnh của hệ thống TCTD và xác định các nguy cơ tiềm ẩn cho sự ổn định hệ thống. Đánh giá rủi ro thông qua đánh giá và kiểm soát một cách hệ thống và toàn diện đối với sự phát triển kinh tế vĩ mô và tình trạng rủi ro các TCTD, kiểm soát tình hình tài chính để xác định và phát hiện các yếu tố tổ chức yếu kém, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn hoặc tồn tại của hệ thống tài chính.

Mặc dù việc giám sát an toàn vĩ mô không thể cung cấp đầy đủ cơ sở cho việc đánh giá tổng thể hệ thống tài chính nhưng nó cũng là một công cụ hữu hiệu cho các nhà giám sát và quản lý năm được phần nào tình hình hiện tại, xu hướng và mức độ an toàn của hệ thống tài chính.

- Giám sát vi mô với từng khối các TCTD: Từ những kết quả phân tích số liệu trên báo cáo cân đối tài khoản kế toán hàng tháng và phân tích số liệu báo cáo tài chính Quý, năm của các TCTD gửi về, cán bộ giám sát sẽ tổng hợp và phân tích số liệu báo cáo về tình hình hoạt động cũng như những diễn biến bất thường trong hoạt động các TCTD. Chức năng cảnh báo sớm rủi ro cũng bắt đầu

từ đây. Căn cứ vào báo cáo giám sát, Thanh tra viên sẽ có những động thái đối với từng TCTD.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 48 - 49)