Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong hoạt động Thanh tra, giám sát các TCTD của NHNN.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 57 - 60)

giám sát các TCTD của NHNN.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của hoạt động Thanh tra, giám sát hiện nay:

Thứ nhất, hiện tại còn thiếu khung pháp lý phù hợp và đầy đủ để Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện phương pháp Thanh tra trên cơ sở rủi ro. Cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vấn đề này nên việc chuyển từ Thanh tra tuân thủ sang Thanh tra trên cơ sở rủi ro gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, năng lực, trình độ của một bộ phận không nhỏ cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong việc tiếp cận với công nghệ, nghiệp vụ ngân hàng mới và phương pháp Thanh tra, giám sát theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Thứ ba, hạ tầng cơ sở hỗ trợ cho hoạt động Thanh tra ngân hàng hiệu quả (trong đó có việc thực hiện phương pháp Thanh tra trên cơ sở rủi ro) chưa được bảo đảm, như:

- Hệ thống kế toán các TCTD còn nhiều bất cập so với chuẩn mực kế toán quốc tế khiến cho các số liệu thống kê báo cáo có mức độ trung thực, tin cậy chưa

cao. Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Nội dung các chuẩn mực phần lớn dựa trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Tuy nhiên, 2 IAS là IAS số 32 “Công cụ tài chính - Thuyết minh và trình bày thông tin” IAS số 39 “Công cụ tài chính - Ghi nhận và xác nhận giá trị” là 2 chuẩn mực liên quan chủ yếu đến kế toán các hoạt động của TCTD thì Bộ Tài chính mới đang nghiên cứu để ban hành các VAS về các nội dung này.

- Các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng còn nhiều bất cập. Về mặt hình thức pháp lý, nhiều quy định phù hợp với chuẩn Basel I và thông lệ quốc tế, nhưng tuân thủ trên thực tế thì về cơ bản chưa phù hợp. Một số thông lệ, chuẩn mực quốc tế về Thanh tra, giám sát TCTD đã được áp dụng tại Việt Nam, nhưng chưa đồng bộ và không triệt để dẫn đến cách đánh giá hệ thống các TCTD chưa phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình kể cả phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các tỷ lệ an toàn khác, ví dụ: cả Điều 6, Điều 7 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN đều chưa sát với IAS số 39, theo đó việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền.

- Hệ thống công nghệ thông tin, thống kê, báo cáo còn nhiều bất cấp do đó chưa đáp ứng được yêu cầu giám sát vĩ mô và vi mô, phương tiện làm việc của Thanh tra ngân hàng còn thiếu.

- Các quy định về hoạt động ngân hàng của TCTD, đặc biệt về các nghiệp vụ ngân hàng mới, còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Điều này gây khó khắn cho TCTD và Thanh tra ngân hàng trong việc nhận dạng, đo lường, quản lý và xử lý rủi ro.

Thứ tư, nguyên nhân từ phía TCTD: năng lực quản trị, điều hành, đặc biệt là quản trị rủi ro của các TCTD Việt Nam nhìn chung còn hạn chế, trong khi

phương pháp Thanh tra trên cơ sở rủi ro yêu cầu môi trường quản lý rủi ro và các kỹ năng, trình độ quản trị rủi ro của các TCTD phải đạt được mức độ nhất định.

Thứ năm, còn chiếu cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hành động hữu hiệu giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với các cơ quan Thanh tra, giám sát tài chính trong nước (như Thanh tra chứng khoán, Thanh tra bảo hiểm...) và quốc tế trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các các rủi ro trong hoạt động của TCTD (giám sát hợp nhất ngân hàng và hoạt động tài chính phi ngân hàng do TCTD tiến hành). Thanh tra ngân hàng chưa phối hợp với các cơ quan Thanh tra, giám sát khác để tiến hành các cuộc Thanh tra tổng hơp hoạt động của TCTD...

Thứ sáu, kết quả giám sát từ xa tác dụng chưa nhiều trong việc kiểm soát an toàn hệ thống các TCTD; hệ thống các chỉ tiêu giám sát và chỉ tiếu báo cáo thống kê chưa hợp lý và còn thiếu nếu xét trên quan điểm giám sát rủi ro; chưa có hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Mục tiêu và phương thức phối hợp giữa giám sát từ xa và Thanh tra tại chỗ chưa hiệu quả, giám sát từ xa chưa hỗ trợ nhiều cho Thanh tra tại chỗ thông qua việc đưa ra các dấu hiệu cảnh bảo, xác định khu vực tập trung rủi ro để làm cơ sở xác định phạm vi, nội dung Thanh tra tại chỗ và lập kế hoạch giám sát hợp lý để giảm thiểu rủi ro...

Thứ bảy, chưa tiến hành Thanh tra, giám sát trên cơ sở hợp nhất. Không ít các TCTD có hoạt động trên thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm nhưng Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng không thể tiếp cận và Thanh tra giám sát được các hoạt động này trên cơ sở hợp nhất, mặc dù các hoạt động này có thể đem lại rủi ro không nhỏ cho các TCTD.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w