Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro là phương pháp Thanh tra trong đó tập trung vào việc đánh giá mức độ rủi ro một TCTD gặp phải khi không tuân thủ các quy định, quy trình đã có và khi không có các thủ tục, quy trình hoạt động phù hợp; đồng thời cũng trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro, nguồn lực để kiểm soát, cảnh báo, xử lý rủi ro của TCTD; đưa ra những giải pháp buộc TCTD phải có hành động phù hợp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro; duy trì an toàn hệ thống các TCTD.
Sơ đồ 1: Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro
‘
- Bước 1, 2, 6 liên quan đến việc lập kế hoạch, giành ưu tiên và giám sát; những bước này thường được hoàn thành tại NHNN bởi bộ phận giám sát từ xa, bộ phận phân tích, Ban lãnh đạo Thanh tra Ngân hàng, và bởi Thanh tra viên tại chỗ được giao nhiệm vụ giám sát và báo cáo về tình hình TCTD giữa các kỳ Thanh tra.
Tìm hiểu TCTD (1)
Lập kế hoạch Thanh tra (2)
Hoạt động Thanh tra tại chỗ (4)
Tiến hành Thanh tra (3) Báo cáo kết quả Thanh
tra (5)
- Bước 3, 4 và 5 liên quan đến việc xác định, thực hiện, báo cáo và ra kết luận Thanh tra; những bước này được hoàn thiện bởi đoàn Thanh tra tại chỗ với kết luận và các biện pháp sửa chữa do Chánh Thanh tra đưa ra.
Phụ lục 3: Mô hình Thanh tra, giám sát ngân hàng tại Malaysia
Về mô hình tổ chức và chức năng hoạt động
Hiện nay, Ngân hàng Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) là cơ quan thực hiện Thanh tra, giám sát đối với khu vực tài chính bao gồm lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm (lĩnh vực chứng khoản do Uỷ ban Chứng khoán Malaysia đảm nhiệm), thực hiện cả 4 khâu của quy trình giám sát chung (xây dựng quy chế an toàn hoạt động; cấp, thu hồi giấy phép; giám sát từ xa, Thanh tra tại chỗ và xử lý vi phạm). Mục tiêu chính của hoạt động Thanh tra, giám sát của MAS duy trì sự ổn định, phát triển hệ thống các TCTC (trừ lĩnh vực chứng khoán).
Về tổ chức, BNM cũng thiết lập các Vụ (Ban) chức năng thực hiện các khâu của quy trình giám sát chung như Vụ Chính sách an toàn, Vụ Giám sát ngân hàng, Vụ Giám sát bảo hiểm… trong các đơn vị này chia ra các bộ phận phụ trách các đối tượng Thanh tra, giám sát và các bộ phận này được giao phụ trách quản lý, Thanh tra, giám sát các TCTC theo khu vực địa lý, thực hiện đồng thời hoạt động liên quan cấp phép, giám sát từ xa, Thanh tra tại chỗ và xử lý vi phạm.
BNM chính thức chuyển sang thực hiện phương pháp Thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro từ tháng 1/2007 sau khoảng 1 năm tích cực chuẩn bị.
Phụ lục 4:Các tiêu chí giám sát theo CAMELS
Giám sát từ xa là việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của TCTD căn cứ vào báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các thông tin khác do TCTD gửi cho NHNN và từ nguồn khác.
Mô hình giám sát từ xa theo CAMELS hiện đang được nhiều nước trên thế giới thực hiện, chứa đựng đầy đủ những nội dung cần thiết để tiến hành đánh giá xếp hạng TCTD. Sáu thành phần của CAMELS là: C = Capital adequacy (sự đủ vốn); A = assets quality (chất lượng tài sản có); M = management capacity (năng lực quản lý); E = earnings (khả năng sinh lời); L = liquidity (khả năng Thanh toán); S = sensitivity to market risk (sự nhạy cảm rủi ro thị trường), cụ thể:
Khi xếp hạng các TCTD theo CAMELS, các TCTD được xếp thành 5 hạng sau:
Xếp hạng 1 – cho thấy tổ chức hoạt động tốt với mức cao hơn mức trung bình chung
Xếp hạng 2 – cho thấy tổ chức hoạt động ở mức chấp nhận được với mức độ đánh giá trung bình hoặc trên trung bình không nhiều. Điều này cũng có nghĩa hoạt động của TCTD vừa đủ đảm bảo ở mức an toàn.
Xếp hạng 3 – cho thấy tổ chức hoạt động ở mức hơi thấp hơn mức độ được chấp nhận, được đánh giá như mức hoạt động dưới mức trung bình.
Xếp hạng 4 – là mức độ cho rằng hoạt động của tổ chức là không đảm bảo, thấp hơn mức độ trung bình rất nhiều. Nếu không được tiến hành kiểm tra thì TCTD này có thể dẫn đến nguy cơ mất năng lực hoạt động.
Xếp hạng 5 – mức độ này cho thấy hoạt động của tổ chức được xem là rất kém và đòi hỏi cần được chú ý giám sát ngay. Hoạt động này thường đi kèm với những yếu kém và nguy cơ mất năng lực hoạt động của TCTD.