Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 49 - 53)

Trong những năm gần đây, NHNN đã không ngừng tăng cường tiến hành Thanh tra, kiểm tra đối với các TCTD.

Năm 2008, bên cạnh hoạt động Thanh tra trực tiếp, Thanh tra ngân hàng đã từng bước đổi mới phương pháp Thanh tra giám sát thông qua việc tổ chức các buổi làm việc với Ban lãnh đạo các TCTD nhằm nắm bắt kịp thời diễn biến, tình hình hoạt động của các TCTD. Trong năm cũng đã triển khai các đợt Thanh tra diện rộng đột xuất để cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản; cho vay tiêu dùng; Thanh tra chất lượng hoạt động tín dụng tại các TCTD; rà soát, Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của NHNN về lãi suất.

- Về cơ cấu lại tổ chức bộ máy nâng cao năng lực Thanh tra, giám sát:

Chính phủ đã cho phép hình thành cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam). NHNN đã phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với 4 nhiệm vụ chính là: cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, xây dựng các chính sách, quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, giám sát từ xa, Thanh tra tại chỗ, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Trước những biến động phức tạp của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, NHNN đã tăng cường công tác Thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, ổn định. Cụ thể:

Ban hành chỉ thị về tăng cường công tác Thanh tra, giám sát của NHNN và nâng cao năng lực quản trị, điều hành của các TCTD; một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tổ chức các cuộc Thanh tra theo kế hoạch và Thanh tra đột xuất về một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, như: cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng, chấp hành quy định về ấn định lãi suất kinh doanh, chất lượng tín dụng…nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm, ngăn ngừa rủi ro.

Thiết lập đường dây nóng tại 4 đơn vị thuộc NHNN để nắm bắt và xử lý các sai phạm từ những thông tin tiếp nhận qua đường dây nóng đã được dư luận xã hội đánh giá cao.

Năm 2009, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Thanh tra, giám sát NHNN 63 chi nhánh tỉnh, thành phố đã tiến hành hơn 1000 cuộc Thanh tra, kiểm tra các TCTD, tập trung chủ yếu vào các nội dung: (i) Thanh tra, kiểm tra các TCTD trong việc cho vay hỗ trợ lãi suất, chấp hành chế độ quản lý ngoại hối và tuân thủ các giới hạn an toàn trong hoạt động ngân hàng; (ii) Thanh tra cho vay theo lãi suất thỏa thuận đối với nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống, cho vay qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (iii) tổ chức Thanh tra đột xuất hoạt động cho vay TCTD.

Căn cứ kết quả Thanh tra, giám sát, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 26 đơn vị, tổng số phạt là 431 triệu đồng, đồng thời yêu cầu đơn vị bị kiểm tra, Thanh tra chấn chỉnh, khắc phục các sai

phạm, tồn tại được phát hiện. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật để nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời liên quan tới các hoạt động của các TCTD.

Đối với hoạt động giám sát từ xa: tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hệ thống giám sát từ xa có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng: hệ thống giám sát an toàn vi mô theo phương pháp CAMELS nhằm giám sát đối với các TCTD riêng lẻ; hệ thống giám sát an toàn vĩ mô thực hiện giám sát các rủi ro, nguy cơ đối với các TCTD; kiểm soát khủng hoảng và các sự cố trong hoạt động ngân hàng.

Năm 2010, NHNN tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động Thanh tra, giám sát; xây dựng chính sách; quản lý cấp phép; phòng chống rửa tiền và xét giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, NHNN cũng xử lý nhiều nhiệm vụ đột xuất về công tác Thanh tra, giám sát để ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng trong nước.

Bên cạnh các cuộc Thanh tra, kiểm tra trực tiếp, NHNN đã thành lập các tổ công tác hoặc tổ chức các cuộc tiếp xúc, làm việc với các TCTD, nắm bắt kịp thời các vấn đề về tình hình tổ chức và hoạt động; cũng như các vấn đề phát hiện qua hoạt động giám sát để có những cảnh báo, khuyến nghị với các TCTD để phòng tránh và hạn chế những rủi ro trong quá trình hoạt động.

Kết quả Thanh tra, kiểm tra không những đã chỉ ra những tồn tại, sai phạm rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của TCTD, của thị trường tiền tệ, từ đó tiến hành xử lý theo thẩm quyền và đưa ra những yêu cầu, cảnh báo cần thiết, mà còn phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách có liên quan để trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh; trong đó có các cơ chế chính sách về cho vay hỗ trợ lãi suất, quản lý ngoại hối, phục vụ kịp thời chỉ đạo của Thống đốc NHNN.

Về hoạt động giám sát từ xa: Năm 2010, Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa” đã được tập trung triển khai; các mẫu biểu báo cáo, các chỉ tiêu phân tích, đánh giá được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa, từng bước hướng tới mục tiêu cảnh báo sớm rủi ro cho TCTD. Phương án xử lý thông tin phục vụ công tác Quản lý hệ thống QTDND, Dự án Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ hoạt động giám sát từ xa đã được triển khai, là tiền đề cho quá trình đổi mới căn bản hoạt động giám sát ngân hàng.

Bảng 2: Số lượng các vụ Thanh tra kiểm tra (2009-2010)

Năm 2009 2010

Thanh tra theo kế hoạch 702 698

Thanh tra đột xuất 64 50

Kiểm tra 429 532

Xử phạt vi phạm hành chính

431 triệu đồng 831,5 triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Năm 2011, công tác Thanh tra kiểm tra được tiến hành theo kế hoạch. Hoạt động Thanh tra, kiểm tra đột xuất được tập trung vào Thanh tra thực hiện kế hoạch số 146/KH-NHNN.m ngày 11/3/2011 về Thanh tra cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, cho vay lĩnh vực bất động sản và cho vay đầu tư các nhu cầu vốn phục vụ đời sống (Thanh tra cho vay phi sản xuất), Thanh tra về cho vay bằng ngoại tệ; Thanh tra công ty Cho thuê tài chính; Thanh tra về quy định về mức lãi suất huy động bằng VNĐ và Đô la Mỹ; kiểm tra về kinh doanh vàng...Đối với khối TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các cuộc Thanh tra

theo kế hoạch đã thực hiện theo phương pháp Thanh tra rủi ro kết hợp Thanh tra tuân thủ.

Ngoài ra, NHNN đã thành lập các tổ công tác tiếp xúc, làm việc với 37 NHTMCP, một số công ty tài chính và một số đơn vụ thuộc khối nước ngoài, nhằm nắm bắt kịp thời các vấn đề về tình hình tổ chức và hoạt động, về tình hình thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, đánh giá tình hình Thanh khoản, hoạt động tín dụng và một số vấn đề nổi cộm của từng NHTMCP.

Một phần của tài liệu hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với các tổ chức tín dụng tại việt nam (Trang 49 - 53)