Cơ sở vật chất, tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 44 - 141)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.8.Cơ sở vật chất, tài chính

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, nguồn tài chính ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng GDĐĐ nói riêng. CSVC-TBGD đầy đủ, hiện đại, nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giám đốc Trung tâm phải có kế hoạch xây dựng, phát triển, sử dụng, bảo quản CSVS-TBGD một cách thường xuyên. Trên cơ sở đó, Giám đốc Trung tâm tranh thủ các nguồn vốn: ngân sách cấp trên, ngân sách địa phương, các nguồn từ xã hội hóa giáo dục … để từng bước tăng cường CSVC-TBGD.

1.6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên quận, huyện

1.6.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm GDTX

Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, có chức năng tạo các điều kiện học tập cho nhân dân trên địa bàn, góp phần vào việc xây dựng "Xã hội học tập", đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân.

"Nhiệm vụ của Trung tâm giáo dục thường xuyên 1- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục:

a) Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm: chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng, công nghệ thông tin - truyền thông; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ; chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi theo kế hoạch hằng năm của địa phương;

d) Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

2. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung học cơ sở và trung học phổ thông quy định tại điểm d khoản 1 của Điều này dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.

4. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.

5. Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên."

Ngoài ra, Trung tâm GDTX có thể liên kết đào tạo với các Trường trung cấp, cao đẳng, đại học nếu Trung tâm GDTX có tư cách pháp lý (là Trung tâm GDTX cấp tỉnh mới được liên kết đào tạo cao đẳng, đại học) và đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ cán bộ quản lý. Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng trách nhiệm giữa hai bên.

1.6.2. Giám đốc Trung tâm - Chủ thể quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS Luật giáo dục năm 2005 quy định trách nhiệm của người Giám đốc Luật giáo dục năm 2005 quy định trách nhiệm của người Giám đốc Trung tâm tại điều 54 như sau: " Giám đốc Trung tâm là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm". Ở Trung tâm GDTX, Giám đốc Trung tâm là chủ thể quản lý, là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của Trung tâm.

Trong quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX, được ban hành kèm theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007, điều 15, khoản 4 ghi: Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên:

a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của trung tâm;

b) Quản lý cơ sở vật chất và các tài sản của trung tâm; c) Quản lý nhân viên, giáo viên và học viên của trung tâm;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chuyên môn, nghiệp vụ;

đ) Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định;

e) Ký học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp, chứng chỉ giáo dục thường xuyên cho học viên học tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;"

Giám đốc Trung tâm là người lãnh đạo hoạt động dạy học và quản lý Trung tâm, lãnh đạo Trung tâm hoàn thành sứ mệnh, vạch ra các đích cần đạt tới và mục tiêu cho từng hoạt động. Giám đốc luôn phải chịu sức ép từ nhiều phía bởi những mong đợi cao của xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ngày nay, khi thế giới đang trong xu thế toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ thông tin phát triển, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội thì người Hiệu trưởng (nói chung) và Giám đốc Trung tâm GDTX (nói riêng) phải có những năng lực và phẩm chất sau nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của xã hội:

+ Phẩm chất

- Là giáo viên giỏi, là nhà sư phạm tiêu biểu, mẫu mực, nhà giáo dục có tâm hồn, tổ chức giỏi trong hoạt động thực tiễn, quản lý giáo dục, quản lý hành chính nhà nước ở trường học;

- Là người có khả năng lao động sáng tạo, ham mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục, luôn tìm tòi, cải tiến phương pháp giáo dục, giảng dạy và quản lý nhà trường.

- Là nhà hoạt động xã hội giầu kinh nghiệm, biết động viên và thu hút quần chúng và các tổ chức ban ngành tham gia vào sự nghiệp giáo dục;

- Là người am hiểu pháp luật và đường lối giáo dục của nhà nước, có nhãn quan giáo dục để vận dụng đứng đắn vào thực tiễn giáo dục chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Là người có ý thức không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, tận tâm, gương mẫu.

+ Năng lực:

- Có năng lực xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược của nhà trường; gồm: xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược; Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường và theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu; Xây dựng và duy trì một môi trường giáo dục theo định hướng kết quả; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn.

- Năng lực điều hành nhà trường, gồm: Năng lực định hướng hoạt động của nhà trường tập trung vào việc học tập vì sự tiến bộ của HS; Tạo dựng và đảm bảo một môi trường học tập an ninh, an toàn; Thiết lập quan hệ hợp tác và huy động cộng đồng chăm lo cho giáo dục; Thiết lập và duy trì bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường.

- Năng lực lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực, gồm: Phát triển đội ngũ, khơi dạy sự sáng tạo, tận tụy của cán bộ, giáo viên, khuyến khích giáo viên và những người khác làm lãnh đạo; có năng lực giao tiếp, ngoại giao và tuyên truyền.

- Năng lực quản lý các nguồn lực gồm: vật lực, tài lực, tin lực và thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính.

Với Giám đốc Trung tâm GDTX, bên cạnh những phẩm chất của người Hiệu trưởng nói chung như trên, còn có những đặc điểm riêng như sau - xuất phát từ những đặc thù riêng của ngành GDTX:

- Hiểu biết chương trình GDTX: Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung dạy học, chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ, phương pháp giáo dục trong các chương trình GDTX theo quy định của Luật giáo dục; Hiểu biết về vị trí, vai trò và xu thế phát triển của GDTX trong bối cảnh chung của phát triển giáo dục và đào tạo. Tuyên truyền và quảng bá về sứ mạng, các giá trị, tầm nhìn của trung tâm, công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của trung tâm, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển trung tâm;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chủ động huy động các lực lượng tham gia các hoạt động của trung tâm, xây dựng xã hội học tập của địa phương mà trung tâm là hạt nhân.

- Quản lý tốt hoạt động giáo dục của Trung tâm GDTX với những hoạt động riêng: Tổ chức vận động các đối tượng trong độ tuổi quy định thực hiện phổ cập giáo dục, các đối tượng cần học theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Tổ chức xây dựng chương trình; biên soạn, chỉnh sửa tài liệu, học liệu chuyên đề, cập nhật kiến thức kĩ năng để thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nguồn nhân lực của địa phương; Tổ chức, phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng, xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, tạo dựng niềm tin và thái độ tích cực cho người học đối với sự phát triển của bản thân và cộng đồng.

Nói một cách khái quát, người giám đốc Trung tâm trong thời đại ngày nay phải hội tụ đủ: "Tâm, Tầm, Tài".

Tiểu kết chương 1

Đạo đức và GDĐĐ là vấn đề lớn của mọi dân tộc, mọi thời đại. GDĐĐ thực chất là sự tác động có mục đích, có định hướng của nhà giáo dục nhằm giúp đối tượng được giáo dục chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm lịch sử xã hội về các vấn đề đạo đức, giúp người học hình thành ý thức, tình cảm và các hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức XHCN. Tăng cường chất lượng GDĐĐ là nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ, giúp các em trở thành những chủ nhân tương lai có đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt đẹp và cần thiết đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Để GDĐĐ HS THPT tại Trung tâm GDTX đạt được hiệu quả, Giám đốc Trung tâm cần nhận thức được vị trí quan trọng của GDĐĐ, từ đó quản lý công tác này một cách toàn diện, chặt chẽ, khoa học. Cụ thể: Giám đốc phải quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện GDĐĐ, nắm được các yếu tố tác động đến hoạt động GDĐĐ HS như: Pháp luật, giáo dục nhà trường, giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gia đình, giáo dục xã hội, quá trình tự giáo dục của HS, chất lượng đội ngũ giáo viên, hoạt động của Đoàn thanh niên .... Đồng thời hoạt động GDĐĐ HS phải được Giám đốc kế hoạch hóa, đưa vào nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên, bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, của Trung tâm.

Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên 2 yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, Giám đốc cần điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ cho HS THPT và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ HS của Trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT

TẠI TRUNG TÂM GDTX LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

2.1. Vài nét về Trung tâm GDTX các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và Trung tâm GDTX Lƣơng Tài nói riêng chung và Trung tâm GDTX Lƣơng Tài nói riêng

Tỉnh Bắc Ninh có 8 Trung tâm GDTX trong đó có 2 trung tâm GDTX cấp tỉnh (Bắc Ninh 1 và Bắc Ninh 2) còn 6 trung tâm GDTX cấp huyện đều trực thuộc Sở GD-ĐT Bắc Ninh quản lý. Nhiệm vụ chính của các trung tâm GDTX thực hiện là:

- Dạy văn hóa chương trình cấp THCS, THPT, GDTX và chương trình phổ cập tiểu học (thông qua việc mở nhóm lớp xóa mù chữ đặt tại các xã, thôn).

- Phối kết hợp các trung tâm học tập cộng đồng tư vấn, phổ biến một số chuyên đề cho người lao động ở các xã, thôn và dạy một số nghề ngắn hạn cho người lao động.

- Phối hợp với phòng giáo dục đào tạo và các trường THPT dạy hướng nghiệp chăn nuôi gia cầm, thú y, điện, làm vườn, tin học cho học sinh khối THCS và THPT theo chương trình của Bộ GDĐT ban hành (70 tiết khối THCS và 105 tiết khối THPT) và tổ chức thi để sở GDĐT cấp chứng chỉ nghề.

- Dạy tin học và ngoại ngữ theo chương trình GDTX và tổ chức thi để sở GD cấp chứng chỉ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phối kết hợp với phòng giáo dục tổ chức công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, THPT, THCS các chuyên đề cần thiết trong hè và trong năm học….

- Hầu hết các trung tâm GDTX cấp huyện và cấp tỉnh đều liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp để đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn của người học và đầu vào học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ở trung tâm để sau khi các em tốt nghiệp lớp 12 đồng thời có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp sẽ đi làm ở các công ty, xí nghiệp tuyển dụng.

- Các trung tâm GDTX cấp huyện, cấp tỉnh ở Bắc Ninh được sự quan tâm giúp đỡ của Sở GDĐT và các cấp chính quyền ở địa phương, do vậy có một số những thuận lợi và khó khăn như sau:

+ Thuận lợi:

- Về cơ sở vật chất: Hầu hết các trung tâm GDTX ở tỉnh Bắc Ninh tương đối khang trang, các phòng học, phòng chức năng là đủ cho các hoạt động dạy và học.

- Về đội ngũ: Tương đối đầy đủ các bộ môn, hầu hết các cán bộ quản lí và giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Biên chế lao động từ 15 đến 22 người.

- Cơ chế chính sách: Tương đối thông thoáng theo các nghị định của chính phủ và các thông tư của Bộ GDĐT và của địa phương.

+ Khó khăn:

- Tuy các phòng học và phòng chức năng đầy đủ, song các đồ dùng, thiết bị dạy và học còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Biên chế hành chính, y tế, giáo viên các bộ môn chưa đủ do vậy còn bị động trong phân công giảng dạy.

- Trung tâm GDTX có nhiều chuyên môn mang tính đặc thù riêng, do vậy trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên phải rất đa dạng, nhiệt tình song biên chế có hạn, vì vậy 01 giáo viên đảm nhận rất nhiều công việc, ít nhiều ảnh hưởng đến chuyên môn sâu của từng bộ môn.

- Công tác tuyển sinh khó khăn do các trường THPT tỉ lệ phần trăm được tuyển sinh cao; nguồn học sinh ngày càng hạn chế. Quan niệm về bằng cấp của nhân dân giữa phổ thông và bổ túc còn nặng nề, chưa đúng theo luật giáo dục.

- Chất lượng đầu vào của học sinh phổ thông rất yếu vì các em trượt phổ thông mới vào trung tâm, đa phần các em bị hổng kiến thức cơ bản. Nhiều học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 44 - 141)