Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua giáo viên chủ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 86 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS thông qua giáo viên chủ

nhiệm, tổ giám thị, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác tổ chức là sự sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự thực hiện kế hoạch đã đề ra. Công tác tổ chức đóng vai trò hết sức quan trọng khi tiến hành thực hiện kế hoạch. Việc thực hiện tốt công tác tổ chức giúp phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân hay từng bộ phận cũng như chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết khác.

Công tác chỉ đạo là sự cụ thể hóa hoạt động quản lý qua hành động, góp phần thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch một cách thống nhất và có tổ chức nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Đội ngũ GVCN, GT, GVBM, cán bộ Đoàn là bốn lực lượng đông đảo, giữ vai trò quyết định sự thành công trong hoạt động GDĐĐ HS. Việc Giám đốc chỉ đạo hoạt động GDĐĐ thông qua bốn bộ phận này nhằm phát huy ý thức, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của họ để thực hiện một cách đồng bộ kế hoạch GDĐĐ của Trung tâm. Đồng thời, thông qua chỉ đạo, Giám đốc sẽ quản lý chặt chẽ, thường xuyên, nắm bắt được thông tin kịp thời để điều chỉnh,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bổ sung kế hoạch; chấn chỉnh những khuyết điểm, lệch lạc, phát huy những ưu điểm của các thành viên tổ GVCN, tổ GT, các tổ GVBM, cán bộ Đoàn góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ HS.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung: Ngay từ đầu năm học, sau khi có quyết định phân công GV, Giám đốc cần chỉ đạo tổ trưởng tổ chủ nhiệm, tổ trưởng các tổ GVBM, tổ GT, cán bộ Đoàn tùy theo chức năng phụ trách xây dựng kế hoạch GDĐĐ HS, đồng thời các tổ yêu cầu các thành viên tổ mình cụ thể hóa kế hoạch GDĐĐ của Trung tâm vào kế hoạch riêng của mình; Các bản kế hoạch này sẽ giúp lực lượng này định hướng được công việc mình phải làm trên cơ sở xác định mục tiêu GD ngay từ đầu, đồng thời cũng nhắc nhở họ luôn nâng cao nhận thức về vai trò của mình trong hoạt động GDĐĐ HS và trong nhiệm vụ GD toàn diện HS;

Kết quả GDĐĐ của từng tổ, từng thành viên là một trong những tiêu chí để BGĐ, Ban thi đua đánh giá cán bộ - giáo viên cuối mỗi học kỳ và năm học.

* Cách thức thực hiện i) Về công tác tổ chức

Để thực hiện tốt công tác tổ chức, trước hết Giám đốc cần thành lập Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ HS do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc làm Trưởng ban; Tổ trưởng tổ chủ nhiệm, tổ trưởng tổ chuyên môn, Ban Đại diện PHHS Trung tâm, là Phó ban; Các GVCN, GV bộ môn, GT, Cố vấn đoàn, Ban chấp hành Hội khuyến học đại diện PHHS các lớp là thành viên. Ban chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu với Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ từng thành viên để tiến hành các hoạt động GDĐĐ HS; đề ra các biện pháp thực hiện; theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch và tham mưu việc điều chỉnh kế hoạch.

Trong Trung tâm cũng thành lập Tổ chủ nhiệm, trong đó Giám đốc hoặc Phó GĐ là Tổ trưởng, một GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm làm Tổ phó và thành viên là các GVCN. Tổ chủ nhiệm cũng có nhiệm vụ tham mưu với Giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến công tác chủ nhiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo hoạt động GDĐĐ HS

Lực lượng có vai trò quan trọng hàng đầu trong hoạt động GDĐĐ cho HS là đội ngũ GVCN. GVCN thay mặt Giám đốc quản lý, giáo dục toàn diện HS ở từng đơn vị lớp; là cố vấn tối cao, là linh hồn của lớp. Do đó, Giám đốc phải xây dựng đội ngũ GVCN thật chu đáo. Tiêu chí để chọn GVCN là: năng lực chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có năng lực tổ chức, nhiệt tình, yêu nghề, có nhân cách tốt được đồng nghiệp và HS kính trọng, có sức thu hút, lôi cuốn HS, có kỹ năng tốt trong việc tác động vào tâm lý, tình cảm của HS để mang lại hiệu quả giáo dục cao. Nên chọn GV cơ hữu để có nhiều thời gian quản lý lớp.

Đối với việc phân công GVCN hay GVBM phụ trách các lớp cần chú ý phân công các GV có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục và giảng dạy, có uy tín cao, có tinh thần trách nhiệm “tất cả vì HS thân yêu” đảm nhiệm các lớp có nhiều HS cá biệt, hay các lớp mới tuyển đầu vào.

Nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò xã hội hóa trong công tác giáo dục, Giám đốc cần xây dựng quy chế phối hợp giữa Trung tâm với Ban đại diện

Trưởng ban chỉ đạo (Giám đốc hoặc Phó GĐ) Phó ban (tổ trưởng tổ chủ nhiệm) Phó ban (Tổ trưởng tổ chuyên môn) Phó ban (Ban đại diện CMHS TT) Thành viên (GVCN, GVBM, GT, Cố vấn đoàn, BCH Hội khuyến học Trung tâm, Đại diện PHHS lớp)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

PHHS và các lực lượng giáo dục khác ngoài Trung tâm để tìm biện pháp quản lý, giáo dục HS.

ii) Về công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch

* Đối với giáo viên chủ nhiệm (GVCN):

Trước hết, Giám đốc cần chỉ đạo GVCN căn cứ vào kế hoạch GDĐĐ của Trung tâm để soạn kế hoạch GDĐĐ cho lớp mình theo năm học, học kỳ, tháng và cụ thể thành từng tuần. Hoạt động GDĐĐ cho HS của GVCN, một mặt phải tuân theo kế hoạch của Trung tâm, một mặt phải bám sát kế hoạch GDĐĐ của lớp mình. Định kỳ hàng tháng, tổ GVCN phải họp một lần để sơ kết hoạt động GDĐĐ HS, nêu lên những mặt mạnh, những mặt yếu, những bài học kinh nghiệm cần rút ra để thực hiện tốt công tác này.

Giám đốc chỉ đạo GVCN thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu HS về tâm sinh lý, về tất cả các mối quan hệ. Thành công trong hoạt động GDĐĐ HS của GVCN phụ thuộc phần lớn vào GVCN có hiểu được thế giới nội tâm, những suy nghĩ, rung cảm, động cơ và hành vi cũng như tất cả các mối quan hệ của các em. Việc nghiên cứu tìm hiểu HS, GVCN phải tiến hành thường xuyên, đồng thời có sự phối hợp với GVBM, GT, Đoàn TN, cha mẹ HS.

Định kỳ Giám đốc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ GVCN về chức năng, nhiệm vụ, phương pháp và kỹ năng chủ nhiệm với các nội dung cụ thể như sau: xây dựng tập thể lớp thân ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tổ chức thực hiện giáo dục toàn diện cho HS như: Tổ chức các hoạt động chính trị, đạo đức, pháp luật, tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập; tổ chức hoạt động lao động và hướng nghiệp, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ …

Giám đốc cần chỉ đạo GVCN thực hiện thật tốt các hoạt động GDĐĐ như: công tác tổ chức lớp, xây dựng phong trào tự quản; các hoạt động GDNGLL, xây dựng nề nếp, kỷ cương của lớp, tổ chức hội thảo các chuyên đề về đạo đức, ý thức đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội; phát động các phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trào thi đua, khen thưởng, nêu gương, tuyên dương những HS có thành tích tốt, trách phạt những HS thiếu ý thức trong rèn luyện đạo đức, tổ chức các hoạt động tập thể khác … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giám đốc chỉ đạo GVCN phối hợp với các lực lượng trong Trung tâm theo kế hoạch và cơ chế phối hợp đã được xây dựng để GDĐĐ cho HS. GVCN phối hợp với GT để theo dõi, đánh giá nề nếp, trật tự, kỷ cương, công tác tự quản; tinh thần và thái độ học tập của tập thể lớp, chú ý các HS cá biệt. Đồng thời GVCN bàn bạc, thống nhất với GT các biện pháp GDĐĐ và cách đánh giá, xếp loại đạo đức HS.

GVCN thường xuyên quan hệ, trao đổi với GVBM về tình hình học tập, những dấu hiệu bất thường, những biểu hiện sa sút về học tập cũng như rèn luyện của lớp, nhất là những HS cá biệt. Đồng thời qua GVBM, GVCN cũng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS về học tập; ngược lại, GVCN cũng đề đạt, kiến nghị những ý kiến của HS đối với GVBM về nội dung giảng dạy, phương pháp truyền thụ để lớp tiếp thu dễ dàng hơn nhằm tạo hứng thú cho HS học tập đạt kết quả tốt.

Giám đốc chỉ đạo GVCN phối hợp với Đoàn TN để xây dựng phong trào tự quản cho lớp, giáo dục ý thức tham gia phong trào thi đua của Trung tâm. GVCN cùng Đoàn TN giáo dục lý tưởng XHCN, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ước mơ, hoài bão và ý thức phấn đấu vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho HS lớp mình. Đồng thời, để việc xếp loại hạnh kiểm được khách quan, công bằng, GVCN cần tham khảo ý kiến của Đoàn TN Trung tâm trước khi xếp hạnh kiểm của HS.

Ngoài ra, Giám đốc còn chỉ đạo GVCN phối hợp với Ban đại diện PHHS trong hoạt động GDĐĐ HS. Qua đó, GVCN báo cáo tình hình học tập, rèn luyện của HS ở Trung tâm cho PHHS nắm được. Ngược lại, PHHS có nhiệm vụ phản ánh tình hình sinh hoạt, học tập, rèn luyện của HS ở gia đình để GVCN biết. Trên cơ sở đó, GVCN và PHHS cùng bàn bạc thống nhất các nội dung,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biện pháp, những yêu cầu cụ thể trong việc phối hợp giữa Trung tâm và gia đình để giáo dục HS.

* Đối với giáo viên bộ môn (GVBM)

Các GVBM là lực lượng đông đảo, hàng ngày tiếp xúc, giảng dạy HS, là lực lượng góp phần đắc lực vào việc vừa “dạy chữ”, vừa “dạy người” cho HS. Chính phong cách sư phạm, cách ứng xử, cách ăn mặc chuẩn mực, trình độ học vấn cao cùng thái độ yêu thương, chăm sóc là những hình mẫu về chuẩn mực đạo đức để HS noi theo. Do đó GVBM phải thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động GDĐĐ HS.

Tuy nhiên, thời gian qua, GVBM chủ yếu chỉ lo truyền đạt tri thức khoa học mà quên đi nhiệm vụ “dạy người” cao quý của mình. Do đó, Giám đốc phải trực tiếp chỉ đạo hoặc thường xuyên theo dõi các tổ bộ môn thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS.

Mỗi bộ môn đều có đặc trưng riêng, có thế mạnh riêng trong việc lồng ghép nội dung GDĐĐ HS. Tổ trưởng chuyên môn phải yêu cầu GVBM tùy theo bộ môn, tùy theo tình hình lớp, tùy theo đặc điểm tâm sinh lý của HS mà có cách GDĐĐ sao cho phù hợp, khoa học, tự nhiên; tránh tình trạng gượng ép, máy móc mà phải vận dụng cách giáo dục thật linh hoạt, tác động vào tâm hồn, tư tưởng, khơi dạy ở các em những đạo đức trong sáng; tạo sự hưng phấn thoải mái để các em học tập, rèn luyện đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, Giám đốc cần chỉ đạo việc phát huy ưu thế của các môn khoa học xã hội như: GDCD, văn, sử, địa trong việc GDĐĐ, hình thành nhân cách cao đẹp cho HS. Đối với môn khoa học tự nhiên cũng có thế mạnh riêng để GDĐĐ HS nếu GVBM đầu tư suy nghĩ và khéo vận dụng.

Nội dung GDĐĐ của các bộ môn phải được cụ thể hóa trong từng tiết, từng bài theo nội dung bài học. Giám đốc phải chỉ đạo các tổ bộ môn xem nội dung GDĐĐ thông qua từng bài dạy là một tiêu chí đánh giá, xếp loại một tiết dạy thành công hay không thành công. Giám đốc phải chỉ ra cho tập thể sư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phạm thấy rằng một giờ dạy trên lớp không đơn thuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho HS mà còn là giáo dục cho các em những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn.

Giám đốc cần chỉ đạo các tổ bộ môn tổ chức thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm trong vấn đề GDĐĐHS thông qua các tiết dạy. Qua đó các tổ có thể nhân rộng kinh nghiệm thành công của từng bộ môn, từng tổ, cả Trung tâm về việc GDĐĐ HS thông qua các môn học. Đồng thời, các tổ có thể tổ chức hội thảo để trao đổi, bàn bạc nội dung, phương pháp GDĐĐHS thông qua bài giảng của từng bộ môn, từng tổ sao cho đạt hiệu quả cao.

Giám đốc phải quản lý chặt chẽ, thường xuyên nề nếp giảng dạy của từng GVBM gắn với nhiệm vụ GDĐĐ HS theo kế hoạch của Trung tâm, của tổ bộ môn, của từng cá nhân giáo viên. Đồng thời, Giám đốc yêu cầu GVBM phải quản lý một cách chặt chẽ nề nếp, giờ giấc, tinh thần, thái độ học tập của HS trong từng tiết dạy; chịu trách nhiệm về hiện tượng xảy ra trong giờ dạy do mình phụ trách. Mọi diễn biến, biểu hiện của HS qua từng tiết dạy, GVBM phải ghi cụ thể, đầy đủ vào sổ đầu bài để làm cơ sở cho các lực lượng khác phối hợp giáo dục HS.

* Đối với GT

Đội ngũ GT có vai trò quan trọng trong việc theo dõi nề nếp, kỷ luật HS hàng ngày. Do đó, Giám đốc phải chỉ đạo tổ GT lập kế hoạch của tổ về hoạt động GDĐĐ HS theo năm, học kỳ, tháng, tuần. Trên cơ sở đó, các thành viên Tổ GT phối hợp chặt chẽ với GVCN, GVBM, Đoàn TN nhằm thực hiện giáo dục toàn diện đối với HS. Các GT phải có sổ ghi chép, theo dõi ghi nhận mọi diễn biến, mọi biểu hiện về tinh thần, thái độ học tập; ý thức rèn luyện đạo đức, tác phong của HS. Qua đó, GT kịp thời phản ánh tới GVCN, Giám đốc tình hình HS để GVCN, Giám đốc bàn bạc các biện pháp GDĐĐ HS. GVCN, GT thay mặt Trung tâm phối hợp các lực lượng ngoài Trung tâm để GDĐĐ cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Đối với Đoàn TN:

Tổ chức Đoàn TN có nhiệm vụ GD tư tưởng cho HS, GD các em hình thành những ước mơ, hoài bão, lý tưởng sống cao đẹp thông qua các buổi tuyên truyền GD, các phong trào hay hoạt động ngoại khóa. Có thể nói hoạt động Đoàn TN có tác động rất mạnh đến tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức của HS bởi sự cuốn hút từ các hoạt động tập thể một cách thường xuyên, liên tục. Vì vậy, Giám đốc cần định hướng và chỉ đạo đến Cố vấn đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng tuần, tháng, năm học. Nội dung hoạt động phải thực sự phong phú và có tính sáng tạo song song với các chủ điểm GD được quy định. Kế hoạch hoạt động từng tuần, tháng sẽ được thông qua trong các cuộc họp thường lệ của Chi bộ hay liên tịch hàng tháng

Giám đốc phải chỉ đạo các bộ phận: Tổ GVCN, tổ GVBM, tổ GT, Đoàn TN phối hợp tổ chức tốt các hoạt động GDNGLL để GDĐĐ HS. Từng bộ phận phải xây dựng kế hoạch riêng và kế hoạch phối hợp theo chủ đề hàng tháng. Kế hoạch phải có mục tiêu, nội dung, biện pháp thực hiện sao cho khoa học, sinh động, hấp dẫn HS; lôi cuốn HS tham gia bằng những hình thức phong phú, phù hợp với lứa tuổi HSTHPT.

Ngoài ra, Giám đốc phải thường xuyên động viên, nhắc nhở đội ngũ GVCN, GVBM, GT, nhân viên, cán bộ Đoàn không ngừng phấn đấu học tập rèn luyện đạo đức, tác phong để trở thành tấm gương cho HS noi theo. Nhân cách người thầy là phương tiện sư phạm cực kỳ quan trọng để giáo dục các em. Thực tiễn cho thấy, những thầy cô giáo có đạo đức cao thượng, yêu mến, tôn trọng, hết lòng vì HS; có tri thức sâu rộng luôn được các em yêu quý, tôn trọng và là khuôn mẫu để các em phấn đấu trên con đường học tập và rèn luyện trong tương lai.

Song song với quá trình chỉ đạo các tổ GVCN, GT, GVBM thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ HS là việc kiểm tra của Giám đốc với các bộ phận này. Công

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 86 - 97)