0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Thực trạng GDĐĐ cho HSTHPT

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH (Trang 61 -66 )

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Thực trạng GDĐĐ cho HSTHPT

2.2.2.1. Về nội dung GDĐĐ

Lứa tuổi HS THPT là thời điểm đánh dấu sự phát triển khá cao về mặt nhận thức . Đa phần các em biết nhận ra cái gì đúng cần phải làm và cái gì sai nên tránh. Tuy nhiên, cũng do tâm sinh lý ở lứa tuổi này đang diễn ra phức tạp nên các em thường có những hành động bột phát, nông nổi, thiếu kiềm chế dẫn đến những hành vi lệch chuẩn đạo đức. Ngoài ra môi trường xã hội phức tạp cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến dự rèn luyện của các em. Điều này đặt ra vấn đề cần phải giáo dục các em nội dung gì để rèn luyện đạo đức giúp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các em phát triển nhân cách. Khi tiến hành khảo sát 36 cán bộ, giáo viên Trung tâm về các phẩm chất đạo đức mà các thầy cô chú trọng giáo dục HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Những phẩm chất cơ bản mà Trung tâm quan tâm GD HS

TT Những nội dung phẩm chất mà

Trung tâm quan tâm giáo dục HS ĐTB

Xếp thứ

1 Lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn những người có công với đất

nước, tự hào dân tộc 1.25 10

2 Yêu lao động, quý trọng những thành quả lao động 1.75 2

3 Lý tưởng, ước mơ, hoài bão 1.08 12

4 Động cơ, thái độ học tập đúng đắn 1.40 8

5 ý thức vươn lên trong học tập, rèn luyện 1.67 3

6 Tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ 1.50 5

7 Tính độc lập, năng động, sáng tạo trong học tập rèn luyện 1.67 3

8 ý thức tiết kiện thời gian, tiền của 1.67 3

9 Lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng 1.58 4

10 Lập trường vững vàng, kiên định, không a dua, đua đòi 1.50 5 11 Tinh thần đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè trong học tập, sinh hoạt 1.33 9 12 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; vâng lời thầy cô, thân ái với bạn bè 1.67 3 13 Thái độ quan tâm, thông cảm với những người xung quanh, sẵn sàng

giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn 1.58 4 14 ý thức xây dựng tập thể trường, lớp vững mạnh 1.42 7 15 Tinh thần tự giác thực hiện các quy định, nội quy của Trung tâm và

quy định của lớp 1.83 1

16 Tinh thần tập thể, biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và tập thể 1.17 11 17 Tính trung thực trong học tập, sinh hoạt 1.67 3 18 Lối sống giản dị, hòa đồng, có trách nhiệm với mọi người 1.33 9

19 Tính khiêm tốn, khả năng kiềm chế 1.42 7

20 ý thức phòng, chống các tệ nạn xó hội (ma tuý, cờ bạc, trộm cắp) 1.67 3

21 Lòng tự trọng, trung thực, dũng cảm 1.58 4

22 Tinh thần lạc quan yêu đời, cần cù vượt khó 1.50 5

23 ý thức chấp hành pháp luật 1.42 6

24 ý thức xây dựng và giữ gìn môi trường, cảnh quan 1.33 9 25 ý thức giữ gìn bảo vệ cơ sở vật chất và trang thiết bị học tập 1.50 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với kết quả trên, nhận thấy:

- Ý thức tự giác thực hiện nội quy Trung tâm và lớp; Yêu lao động và quý trọng những thành quả lao động; Ý thức vươn lên trong học tập là những đức tính gắn liền với rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, học tập là nội dung mà cán bộ, giáo viên quan tâm để giáo dục nhất cho HS (đứng vị trí 1,2,3)

- Những phẩm chất như: Hiếu thảo, Trung thực, Lòng nhân ái, Tự trọng, có tinh thần tập thể cũng là những điềm mà thầy cô quan tâm nhiều hơn trong GDĐĐ HS (vị trí 4,5,6).

- Với các phẩm chất mang tính trìu tượng hơn như: Lý tưởng, ước mơ, hoài bão, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, động cơ học tập … hay những phẩm chất: tính kiên định, tính trách nhiệm, vượt khó, sáng tạo … thì lại ít quan tâm giáo dục hơn, chưa được Trung tâm triển khai đầy đủ (đứng vị trí 8 đến 12), mặc dù đây là những phẩm chất hàng đầu cực kỳ quan trọng tác động vào tư tưởng, tâm hồn, giúp các em hình thành nhân cách cao đẹp liên quan đến tiền đồ dân tộc, bản thân.

2.2.2.2. Về hình thức GDĐĐ

Khảo sát về hình thức GDĐĐ HS THPT qua HS và cán bộ, giáo viên đang thực hiện, thu được kết quả:

Bảng 2.8: Những hình thức GDĐĐ chủ yếu trong GDĐĐ HS THPT

TT Các hình thức Điểm TB Tính chung

HS GV ĐTB Xếp thứ 1 Môn học giáo dục công dân 1.04 1.58 1.31 8 2 Bài giảng các môn văn hoá 1.61 1.33 1.47 7 3 Công tác của Giáo viên chủ nhiệm 1.74 1.83 1.79 5 4 Hoạt động sinh hoạt lớp, Đoàn 1.70 2.00 1.85 2 5 Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT… 1.74 1.83 1.79 5 6 Sinh hoạt truyền thống nhõn các ngày lễ lớn

trong năm 1.83 1.92 1.87 1

7 Hoạt động ngoại khóa như tham quan, dã ngoại 1.70 1.58 1.64 6 8 Hoạt động xã hội, từ thiện 1.26 0.92 1.09 10 9 Học tập chính trị, thời sự 0.96 0.75 0.86 12 10 Thông qua tuyên truyền, giáo dục pháp luật 1.39 0.92 1.15 9 11 Hoạt động kiểm tra, đánh gia thực hiện nề nếp,

kỷ cương 1.74 1.92 1.83 3

12 Học tập, ký kết thực hiện tốt nội quy nhà trường 1.78 1.83 1.81 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả khảo sát phản ánh các hình thức chủ yếu được Trung tâm quan tâm trong GDĐĐ HS là: hoạt động tập thể sinh hoạt truyền thống, hoạt động đoàn, hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT (đứng vị trí số 1,2). Trung tâm đã sử dụng tốt hình thức sinh hoạt tập thể để GDĐĐ HS, hình thức này sinh động, có khả năng thu hút được đông đảo HS tham gia và tạo cơ hội cho HS bộc lộ khả năng bản thân mình trước các bạn, tập thể.

Hình thức GD thông qua việc học tập, ký kết thực hiện nội quy và kiểm tra đánh giá hàng ngày về nề nếp kỷ cương từ phía Tổ GT, thanh niên xung kích; công tác của GVCN cũng được thực hiện nghiêm túc, có tác dụng GDĐĐ, ý thức tổ chức kỷ luật cho HS (đứng vị trí 3,4); Sử dụng hình thức này đánh giá được tính kỷ luật của tập thể lớp, năng lực tự quản của cán bộ lớp và sự lãnh đạo của GVCN với lớp chủ nhiệm. Tuy nhiên qua theo dõi thực tế nhận thấy giờ sinh hoạt của GVCN vẫn nặng về việc phê phán những vi phạm, ít có các buổi sinh hoạt lớp dành cho việc tổ chức các hoạt động tập thể theo chủ đề của Trung tâm.

Hình thức giáo dục thông qua giảng dạy các môn văn hóa, qua môn GDCD, qua tuyên truyền pháp luật là những hình thức GD quan trọng có tác động lớn đến đạo đức, nhân cách HS, tạo cho HS có cách nhìn nhận đúng đắn, có chính kiến về những vấn đề của cuộc sống một cách khoa học, nhân văn từ đó có những suy nghĩ, ứng xử phù hợp, nhưng hiện nay chưa được Trung tâm quan tâm chỉ đạo thực hiện, chưa phát huy được nhiệm vụ và thế mạnh riêng của bộ môn mình trong hoạt động GDĐĐ HS (đứng thứ 7,8,9). Đây là một hạn chế cần khắc phục để góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ HS.

Hình thức ít được Trung tâm chú ý đến là: thông qua học tập chính trị, thời sự, thông qua các hoạt động xã hội-từ thiện không được thực hiện thường xuyên trong khi những hình thức này góp phần nâng cao nhận thức về chính trị, kinh tế, xã hội cho HS và giáo dục lòng nhân ái – là những phẩm chất và năng lực HS rất cần được trang bị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.2.3. Về biện pháp GDĐĐ HS

Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các biện pháp GDĐĐ HS

TT Biện pháp Điểm TB Tính chung

HS GV ĐTB Xếp thứ

1 Nói chuyện, hội thảo về đạo đức 1.23 1.18 1.20 13

2 Tranh luận, thảo luận về đạo đức 1.18 1.09 1.14 15

3 Học tập, thảo luận néi quy 1.55 1.82 1.68 5

4 Nêu gương người tốt, việc tốt; 1.36 1.73 1.55 8

5 Phê phán hành vi xấu hiện tượng tiêu cực 1.68 1.82 1.75 3

6 Nêu gương từ thầy cô giáo 1.14 0.73 0.93 16

7 Tổ chức nề nếp sinh hoạt của Trung tâm, lớp 1.50 1.91 1.70 4

8 Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để

thực hiện các nội dung GD 1.50 1.55 1.52 9

9 Tạo tình huống đạo đức để HS giải quyết 0.95 0.55 0.75 18

10 Phát động thi đua, khen thưởng, kỷ luật 1.91 1.82 1.86 1

11 Phát huy vai trò tự quản của lớp, của học sinh 1.45 1.64 1.55 8 12 Tăng cường liên hệ với gia đình HS; Mời

PHHS đến trường để trao đổi 1.50 1.91 1.70 4

13 Kiểm tra, đánh giỏ nề nếp, kỷ luật các lớp 1.64 1.91 1.77 2

14 Khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm minh 1.59 1.91 1.75 3

15 Giảng dạy sử địa phương, truyền thống TT 1.36 1.00 1.18 14

16 Tham quan di tích lịch sử, nhà truyền thống,

bảo tang 1.50 1.36 1.43 10

17 Kiểm tra, đỏnh giỏ nề nếp, kỷ luật 1.45 1.09 1.27 11

18 Quan tâm giáo dục HS cá biệt 1.14 2.00 1.57 7

19 Tổ chức hoạt động thanh niên xung kích 1.59 1.73 1.66 6

20 Tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện 1.18 1.27 1.23 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ kết quả khảo sát trên, nhận thấy:

- Các biện pháp: Phát động thi đua, khen thưởng, kỷ luật; Học tập, thảo luận nội quy; Kiểm tra, đánh giỏ nề nếp, kỷ luật các lớp; Phê phán hành vi xấu hiện tượng tiêu cực; Khen thưởng và kỷ luật nghiêm; Tăng cường liên hệ với gia đình HS; Mời PHHS đến trường để trao đổi là những biện pháp được thực hiện thường xuyên (đứng vị trí 1 đến 5) đã có tác động giữ gìn nề nếp, kỷ cương của lớp, Trung tâm. Những biện pháp này chủ yếu mang tính áp đặt, mệnh lệnh, bắt buộc HS thực hiện những yêu cầu của Trung tâm, của GVCN đưa ra.

- Các biện pháp phát huy tính tích cực của HS: Tổ chức hoạt động thanh niên xung kích; Nêu gương người tốt, việc tốt; Phát huy vai trò tự quản của lớp, của học sinh; Nêu yêu cầu, giao trách nhiệm HS thực hiện; Tham quan di tích lịch sử, nhà truyền thống, bảo tàng; Tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện … nhằm mở rộng tri thức đạo đức, nâng cao về nhận thức, tạo điều kiện cho HS học hỏi, giao lưu, quan hệ với nhau, tranh luận với nhau về đúng sai, đẹp xấu được Trung tâm thực hiện, tuy nhiên mức độ thực hiện và hiệu quả tác động đến HS ở mức độ nhất định

(đứng vị trí 6 đến 12), chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS.

- Các biện pháp: Thảo luận về đạo đức, tạo tình huống đạo đức để HS giải quyết chưa được quan tâm, việc nêu gương từ các thầy cô giáo chưa được đánh giá cao (đứng thứ 16,18). Hiện nay Ngành GD&ĐT đang phát động cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhưng các thầy cô hoặc quá khắt khe khi đánh giá về mình và đồng nghiệp hoặc cũng chưa thực sự coi đây là một biện pháp giáo dục nên chưa áp dụng thực hiện trong GDĐĐ HS

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH (Trang 61 -66 )

×