0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nguyên nhân thực trạng về đạo đức và GDĐĐ cho HSTHPT của

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH (Trang 66 -71 )

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Nguyên nhân thực trạng về đạo đức và GDĐĐ cho HSTHPT của

Trung tâm GDTX huyện Lương Tài

2.2.3.1. Nguyên nhân về thực trạng đạo đức

Qua trưng cầu ý kiến của CBGV về nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế trong hoạt động GDĐĐ HS, nhận được kết quả sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.10: Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đạo đức và GDĐĐ HS

TT Nguyên nhân Điểm TB

(tán thành)

Xếp thứ

1 Do tâm lý lứa tuổi hiếu động, hay nghịch, ít vâng lời 1.58 4 2 Ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường xã hội (bạn bè

không tốt, phim ảnh bạo lực, game..)

2.0 1

3 HS thiếu động cơ rèn luyện, chây lười 1.83 2

4 Đời sống vật chất sung túc, nảy sinh tâm lý hưởng thụ 1.25 5 5 Gia đình thiếu quan tâm, khoán trắng việc giáo dục

cho nhà trường

1.75 3

6 Công tác quản lý của BGĐ chưa hiệu quả (chỉ đạo, kế hoạch hoá chưa đạt, xây dựng, triển khai kế hoạch còn hình thức …)

0.42 10

7 Do công tác thanh kiểm tra chưa thường xuyên 0.75 9 8 Sự phối hợp giữa các LLGD chưa tốt, thiếu đồng bộ 0.92 7 9 Do đội ngũ giáo viên thiếu; kỹ năng xử lý các tình

huống sư phạm còn hạn chế;

0.83 8

10 Một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa tích cực, chủ động trong hoạt động GDĐĐ cho HS

0.75 9

11 Nề nếp nhà trường chưa tốt, chất lượng hoạt động tự quản chưa cao

0.75 9

12 Việc GDĐĐ HS thông qua môn GDCD và các môn học khác chưa hiệu quả

1.0 6

13 Hoạt động đoàn thanh niên còn mang tính hình thức 0.92 7 14 Các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật thiếu

thuyết phục

0.75 9

15 Do thiếu văn bản pháp quy 0.92 7

Qua khảo sát trên thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đạo đức của HS do:

+ Ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường xã hội, từ mặt trái của nền kinh tế thị trường được đánh giá là nguyên nhân quan trọng nhất. Môi trường xã hội có quá nhiều cạm bẫy như: phim ảnh bạo lực, đồi trụy quá nhiều trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mạng internet, trò chơi game online ảo thực, kết bạn qua mạng mà các em chưa đủ nhận thức và nghị lực để vượt qua; Xã hội còn không ít những hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, người lớn chưa gương mẫu diễn ra hàng ngày mà ra đường là các em gặp phải làm các em lẫn lộn giữa các giá trị đạo đức, tinh thần và giá trị đồng tiền, từ đó cũng có những lệch lạc trong suy nghĩ, rèn luyện.

+ Do ý thức kỷ luật của bản thân còn thấp, HS chây lười, thiếu ý chí, thiếu động cơ học tập, rèn luyện.

HS THPT Trung tâm đa phần thiếu ý chí, nghị lực, lười học nên gặp khó khăn trong học tập là nản chí, buông xuôi. Không có động cơ học tập rèn luyện. Trong lớp ít những nhân tố học tập tốt, ý thức kỷ luật nghiêm túc để tạo được không khí học tập, rèn luyện trong lớp, Trung tâm.

+ Do gia đình thiếu quan tâm, giáo dục, quản lý HS.

Việc GDĐĐ cho HS phải được thực hiện trong mối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Ngoài thời gian ở Trung tâm, phần lớn thời gian HS ở bên gia đình và chịu sự giáo dục, dạy bảo hàng ngày của ông bà, cha mẹ, từ cung cách đối xử chuẩn mực của các thành viên, từ nề nếp truyền thống gia đình … Tuy nhiên, nhiều gia đình chưa quan tâm phối hợp với Trung tâm chăm lo việc học tập, rèn luyện cả các em. Qua thực tiễn công tác thấy nhiều cha mẹ chỉ chăm lo việc làm ăn, phó mặc việc học tập, rèn luyện của HS cho Trung tâm. Cũng không ít cha mẹ không nắm bắt được sự thay đổi tâm sinh lý của con, áp đặt, cấm đoán, nói nhiều, la mắng, thậm chí đánh con nên dẫn đến việc con không gần cha mẹ, không muốn tiếp thu những điều cha mẹ trao đổi, có không ít cha mẹ bất lực cho rằng không nắm bắt, điều chỉnh được con; Có không ít PHHS không phối hợp cùng Trung tâm trong việc giáo dục con em; GVCN điện thoại trao đổi thì khó chịu, không nghe điện thoại hoặc không đến gặp GVCN khi được mời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Do tâm lý lứa tuổi.

Đây là lứa tuổi đang phát triển nhiều mặt, diễn biến tâm sinh lý khá phức tạp, thiếu ổn định, buồn vui thất thường; mâu thuẫn giữa tâm lý muốn khẳng định mình, chứng tỏ mình đã lớn với những khả năng còn hạn chế, lại thường bị người lớn rày la, trách mắng thường xuyên tạo cho các em dao động mạnh về tư tưởng và tình cảm, đôi khi bùng phát, bộc lộ sự phản kháng, chống đối.

Lứa tuổi này thích khẳng định cái tôi, thích thể hiện mình để được các bạn chú ý. Do không có những khả năng nổi trội về học tập, đạo đức hay năng lực cá nhân, do vậy một số em đã cố ý gây những rắc rối trong lớp để thầy cô giáo phải nhắc nhở, làm như vậy, các em lầm tưởng là cách khẳng định mình, là mình được chú ý nên phát huy thực hiện.

+ Một nguyên nhân cũng rất phổ biến đó là chính hoàn cảnh gia đình các em có nhiều khó khăn, các em không sống trong môi trường gia đình hạnh phúc, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức, đạo đức và rèn luyện của HS.

Qua thống kê từ GVCN của 7 lớp - 225 HS độ tuổi THPT của Trung tâm, thấy đặc điểm, hoàn cảnh gia đình các em như sau:

Bảng 2.11: Hoàn cảnh gia đình HS THPT

TT Hoàn cảnh gia đình Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Bố hoặc mẹ mất 18 8

2 Bố mẹ ly hôn, hiện sống cùng bố hoặc mẹ 28 12.5

3 Không ở cùng bố mẹ, được người thân nuôi dưỡng: 27 12.1

4 Bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã, đánh nhau 10 4.4

5 Bố hoặc mẹ mắc TNXH 12 5

6 bố mẹ không có công việc ổn định, làm việc thời vụ

kiếm sống, thu nhập gia đình mức thấp 91 40.6

Với con số thống kê như trên, thấy có trên 32% em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, thiếu hụt đi sự chăm sóc của cha hoặc mẹ. Trong khi ở lứa tuổi này, các em rất cần có sự giáo dục đầy đủ từ phía gia đình để quan tâm, giáo dục, giúp đỡ các em trong quá trình học tập, trưởng thành, phát triển nhân cách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự thiếu hụt này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của các em, không ít em vì chán nản đã sa đà vào chơi bời với bạn bè xấu, bị nhiễm cái xấu từ bạn.

2.2.3.2. Nguyên nhân thực trạng hoạt động GDĐĐ

+ Nguyên nhân từ phía đội ngũ CB-GV Trung tâm

Nhìn chung, Trung tâm đã quan tâm tổ chức các hoạt động GDĐĐ HS, hoạt động tập thể dưới nhiều hình thức có chất lượng, được đông đảo HS nhiệt tình hưởng ứng, tham gia. Thông qua các hoạt động tập thể, HS được giáo dục về truyền thống lịch sử dân tộc, được thể hiện năng lực bản thân và thêm gắn bó với Trung tâm, với lớp; tạo cho các em sự tự tin, tự hào về môi trường các em đang học tập. Đội ngũ GVCN trách nhiệm, tận tình gắn bó với lớp, với HS; luôn theo sát lớp, nắm thông tin qua các cán bộ lớp tích cực, phối hợp với PHHS để hiểu, điều chỉnh HS kịp thời nhằm giúp các em có tác phong, suy nghĩ, hành động đúng đắn. Đa phần GVCN đã tạo được sự quý mến, tin tưởng từ phía HS, phụ huynh. Tuy nhiên, từ đội ngũ CB-GV cũng có những hạn chế sau:

- Có một bộ phận CB-GV nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ GDĐĐ HS nên việc thực hiện công tác này còn mang tính hình thức, làm việc theo chỉ bảo, ít khi có sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động.

- GVBM lên lớp giảng dạy chuyên môn, ít quan tâm đến hoạt động GDĐĐ HS, coi công tác này của GVCN, của Trung tâm, do vậy không lồng ghép nội dung GDĐĐ vào bài dạy. Trong tiết học có HS vi phạm kỷ luật, GVBM phản ánh về cho GVCN coi như mình đã tham gia và hoàn thành GDHS. Nhiều khi sự phối hợp chưa đồng bộ, giải quyết không đến nơi đến chốn của GVBM với GVCN cũng là nguyên nhân gây mất nề nếp của HS và lớp.

- Nguyên nhân cũng xuất phát từ GVCN, do HS cá biệt tại mỗi lớp tương đối đông đòi hỏi GV đầu tư nhiều thời gian cho công tác chủ nhiệm, cần hiểu HS và có phương pháp chủ nhiệm, trong khi đó, GVCN một phần bận chuyên môn, một phần ngại đầu tư thời gian, cũng có GVCN phương pháp chủ nhiệm còn yếu, lại không được sự phối hợp của PHHS nên cũng có hạn chế trong công tác chủ nhiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Từ công tác quản lý của BGĐ Trung tâm trong khâu lập kế hoạch, xây dựng cơ chế phối hợp và tạo điều kiện về CSVC, tài chính có những tồn tại cần được điều chỉnh để thực hiện tốt hơn.

+ Trong chương trình GDTX, môn GDCD không phải môn cơ bản của chương trình khung mà là môn khuyến khích giảng dạy. Nội dung môn học GDCD vẫn còn nặng lý thuyết, ít thực tiễn vận dụng, HS học nhưng không ghi nhớ, có những kiến thức cao quá so với khả năng nhận thức của các em, (phần triết học trong chương trình lớp 10) nên tính giáo dục của bộ môn này đến các em cũng có những hạn chế.

+ Nội dung hoạt động GDĐĐ còn chưa được đầu tư từ phía các lực lượng GD trong Trung tâm. Hoạt động GDNGLL tuy được quan tâm, thực hiện nhưng chủ yếu vẫn dừng ở các hoạt động của Trung tâm do Đoàn thanh niên đảm nhận nhân những ngày lễ kỷ niệm trong năm, mang tính bề nổi của Trung tâm. Thực tế nội dung sinh hoạt lớp còn nghèo nàn, các giờ sinh hoạt tại các lớp chỉ dừng lại việc GVCN điều chỉnh HS, các tổ, lớp đánh giá thi đua trong tuần, tháng, chưa có những hoạt động mang tính trí tuệ chiều sâu tại lớp để đi sâu vào tâm hồn, tư tưởng và tình cảm của các em, từ đó tác động để có những chuyển biến mạnh mẽ vào nhận thức, niềm tin và hành vi đạo đức của HS.

+ Các biện pháp giáo dục chủ yếu một chiều, áp đặt, mệnh lệnh từ BGĐ, thầy cô giáo đến HS chứ chưa có những biện pháp thực sự phát huy được tính độc lập, chủ động và sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH (Trang 66 -71 )

×