0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH (Trang 79 -81 )

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên

Trung tâm và các lực lượng liên quan về hoạt động GDĐĐ cho HS

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Tư tưởng là kim chỉ nam của mọi hành động. Nhận thức về một hoạt động nào đó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động đó. Nhận thức về GDĐĐ và quản lý GDĐĐHS có vai trò rất quan trọng, là sự khởi đầu cho những hoạt động đạt hiệu quả cao trong công tác này. Xã hội đang cần nhà trường nói chung đào tạo ra những HS có thái độ, hành vi và cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Do vậy, qua việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, năng lực GDĐĐ cho đội ngũ CB,GV, NV và các lực lượng liên quan, làm cho họ thấy được rõ trách nhiệm của bản thân, của Trung tâm và tính cấp thiết phải tăng cường hoạt động GDĐĐ cho HS trong bối cảnh hiện nay là góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện và GD đạo đức, nhân cách của HS; thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Tập trung quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ để đội ngũ CB,GV, NV xác định tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ HS, từ đó cùng chung tay giúp sức cho nhiệm vụ thiêng liêng này;

Đầu năm học, Giám đốc cần triển khai các văn bản quy định nhiệm vụ GD THPT, GDTX đến đội ngũ CB,GV,NV một cách đầy đủ sâu sắc, tránh tình trạng triển khai qua loa, chiếu lệ, cần nhấn mạnh nhiệm vụ GDĐĐ HS. Trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm hàng tháng, Giám đốc cần đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu GDĐĐ của cá nhân và các bộ phận, từ đó đôn đốc, nhắc nhở và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.

Trong hội nghị viên chức đầu năm, Giám đốc cần thống nhất với công đoàn cơ sở tổ chức phát động các phong trào thi đua trải dài trong suốt năm học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để thực hiện mục tiêu GD toàn diện như: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” “Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo” “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Tổ chức hội thảo chuyên đề về GDĐĐ và quản lý GDĐĐHS ít nhất 2 lần trong một năm học. Muốn tổ chức hội thảo tốt, Giám đốc phải có kế hoạch chu đáo: Thời gian, nội dung, phân công nhân sự nghiên cứu để viết tham luận, có hệ thống câu hỏi gợi mở để cùng thảo luận, bàn bạc, tranh luận, chuẩn bị CSVC-tài chính… nên mời các lực lượng ngoài nhà trường như: Chính quyền, công an, các cơ quan đoàn thể có liên quan cùng tham dự. Nội dung chuyên đề hội thảo phải thiết thực, giải quyết những vấn đề yếu kém, bức xúc về đạo đức ở đơn vị, địa phương; làm sáng tỏ vai trò, vị trí của các lực lượng và sự phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động GDĐĐ và quản lý GDĐĐ. Cuối mỗi buổi hội thảo phải có kết luận thống nhất nội dung, đề ra cho được các hình thức, biện pháp thích hợp trong giáo dục và quản lý GDĐĐHS.

Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ HS để trang bị CB-GV-NV có tri thức về đạo đức, kỹ năng, phương pháp truyền thụ GDĐĐ, quản lý GDĐĐ.

Theo định kỳ, Trung tâm nên tổ chức toạ đàm trao đổi, phổ biến kinh nghiệm GDĐĐ cho GVCN, GVBM, Cố vấn Đoàn, nhân viên. Chọn một vài GV đạt thành tích trong GDĐĐ lớp mình để trình bày kinh nghiệm, các cá nhân, bộ phận khác cùng đàm thoại, trao đổi, học tập lẫn nhau.

Tổ chức tham quan, giao lưu, trao đổi, học tập ở những đơn vị trong và ngoài Bắc Ninh đạt thành tích tốt trong hoạt động GDĐĐHS. Tuy nhiên, việc vận dụng sao cho phù hợp với thực tiễn GDĐĐ HS Trung tâm, tránh vận dụng kinh nghiệm một cách máy móc.

Tập trung xây dựng văn hóa công sở theo các tiêu chí “Trường học thân thiện, học sinh thanh lịch” để Trung tâm luôn thể hiện lên được tính thân thiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và trang nghiêm, tạo cho HS niềm tin khi đến Trung tâm. Để làm được điều này, Trung tâm cần xây dựng nội quy, nề nếp, quy định những điều giáo viên nên làm và không nên làm để giữ gìn đạo đức nhà giáo; đặt những nơi dễ thấy các khẩu hiệu biểu thị nhiệm vụ chính trị mà tập thể đơn vị cần thực hiện. Chính những “phương tiện trực quan” này sẽ thường xuyên nhắc nhở CB, GV, NV nhiệm vụ thiêng liêng mà mình cần phải làm, giúp họ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

Với phụ huynh HS: PHHS là lực lượng giáo dục quan trọng trong GDĐĐ HS, nâng cao nhận thức cho phụ huynh là góp phần nâng cao chất lượng công tác này. Cần trao đổi với PHHS về vai trò gia đình trong quản lý GD con em; tâm sinh lý lứa tuổi; tôn trọng và đặt lòng tin vào con em; có biện pháp giáo dục phù hợp, phát huy được mặt tích cực, tính tự tin và tự trọng của các em, xây dựng môi trường gia đình hạnh phúc…là nội dung Giám đốc cần trao đổi với lực lượng giáo dục này để nâng cao nhận thức về hoạt động GDĐĐ HS.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt được công tác tuyên truyền, giáo dục đội ngũ nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm trong hoạt động GDĐĐ HS đòi hỏi Giám đốc Trung tâm phải nắm vững các văn bản chỉ đạo của ngành đồng thời phải có tâm huyết với thế hệ trẻ.

Trung tâm cũng cần đầu tư đủ lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí để xây dựng môi trường thân thiện và tổ chức các hoạt động giáo dục đa dạng.

Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo thực hiện được kế hoạch, nghị quyết đề ra. Xây dựng tốt mối quan hệ giữa Trung tâm với phụ huynh HS.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH (Trang 79 -81 )

×