0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Giám đốc Trung tâm Chủ thể quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH (Trang 46 -51 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.6.2. Giám đốc Trung tâm Chủ thể quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS

Luật giáo dục năm 2005 quy định trách nhiệm của người Giám đốc Trung tâm tại điều 54 như sau: " Giám đốc Trung tâm là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm". Ở Trung tâm GDTX, Giám đốc Trung tâm là chủ thể quản lý, là người phụ trách cao nhất, chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của Trung tâm.

Trong quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX, được ban hành kèm theo quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007, điều 15, khoản 4 ghi: Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên:

a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của trung tâm;

b) Quản lý cơ sở vật chất và các tài sản của trung tâm; c) Quản lý nhân viên, giáo viên và học viên của trung tâm;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chuyên môn, nghiệp vụ;

đ) Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định;

e) Ký học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp, chứng chỉ giáo dục thường xuyên cho học viên học tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;"

Giám đốc Trung tâm là người lãnh đạo hoạt động dạy học và quản lý Trung tâm, lãnh đạo Trung tâm hoàn thành sứ mệnh, vạch ra các đích cần đạt tới và mục tiêu cho từng hoạt động. Giám đốc luôn phải chịu sức ép từ nhiều phía bởi những mong đợi cao của xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục. Ngày nay, khi thế giới đang trong xu thế toàn cầu hóa, khoa học, công nghệ thông tin phát triển, giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu trong sự phát triển kinh tế - xã hội thì người Hiệu trưởng (nói chung) và Giám đốc Trung tâm GDTX (nói riêng) phải có những năng lực và phẩm chất sau nhằm đáp ứng những đòi hỏi mới của xã hội:

+ Phẩm chất

- Là giáo viên giỏi, là nhà sư phạm tiêu biểu, mẫu mực, nhà giáo dục có tâm hồn, tổ chức giỏi trong hoạt động thực tiễn, quản lý giáo dục, quản lý hành chính nhà nước ở trường học;

- Là người có khả năng lao động sáng tạo, ham mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục, luôn tìm tòi, cải tiến phương pháp giáo dục, giảng dạy và quản lý nhà trường.

- Là nhà hoạt động xã hội giầu kinh nghiệm, biết động viên và thu hút quần chúng và các tổ chức ban ngành tham gia vào sự nghiệp giáo dục;

- Là người am hiểu pháp luật và đường lối giáo dục của nhà nước, có nhãn quan giáo dục để vận dụng đứng đắn vào thực tiễn giáo dục chung.

- Là người có ý thức không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, tận tâm, gương mẫu.

+ Năng lực:

- Có năng lực xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược của nhà trường; gồm: xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu chiến lược; Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường và theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu; Xây dựng và duy trì một môi trường giáo dục theo định hướng kết quả; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo chuyên môn.

- Năng lực điều hành nhà trường, gồm: Năng lực định hướng hoạt động của nhà trường tập trung vào việc học tập vì sự tiến bộ của HS; Tạo dựng và đảm bảo một môi trường học tập an ninh, an toàn; Thiết lập quan hệ hợp tác và huy động cộng đồng chăm lo cho giáo dục; Thiết lập và duy trì bầu không khí làm việc tích cực trong nhà trường.

- Năng lực lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực, gồm: Phát triển đội ngũ, khơi dạy sự sáng tạo, tận tụy của cán bộ, giáo viên, khuyến khích giáo viên và những người khác làm lãnh đạo; có năng lực giao tiếp, ngoại giao và tuyên truyền.

- Năng lực quản lý các nguồn lực gồm: vật lực, tài lực, tin lực và thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính.

Với Giám đốc Trung tâm GDTX, bên cạnh những phẩm chất của người Hiệu trưởng nói chung như trên, còn có những đặc điểm riêng như sau - xuất phát từ những đặc thù riêng của ngành GDTX:

- Hiểu biết chương trình GDTX: Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung dạy học, chuẩn kiến thức kĩ năng và thái độ, phương pháp giáo dục trong các chương trình GDTX theo quy định của Luật giáo dục; Hiểu biết về vị trí, vai trò và xu thế phát triển của GDTX trong bối cảnh chung của phát triển giáo dục và đào tạo. Tuyên truyền và quảng bá về sứ mạng, các giá trị, tầm nhìn của trung tâm, công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của trung tâm, tạo được sự đồng thuận và ủng hộ nhằm phát triển trung tâm;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chủ động huy động các lực lượng tham gia các hoạt động của trung tâm, xây dựng xã hội học tập của địa phương mà trung tâm là hạt nhân.

- Quản lý tốt hoạt động giáo dục của Trung tâm GDTX với những hoạt động riêng: Tổ chức vận động các đối tượng trong độ tuổi quy định thực hiện phổ cập giáo dục, các đối tượng cần học theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Tổ chức xây dựng chương trình; biên soạn, chỉnh sửa tài liệu, học liệu chuyên đề, cập nhật kiến thức kĩ năng để thực hiện chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, chuyển giao công nghệ nhằm phát triển nguồn nhân lực của địa phương; Tổ chức, phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng, xã hội nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng, tạo dựng niềm tin và thái độ tích cực cho người học đối với sự phát triển của bản thân và cộng đồng.

Nói một cách khái quát, người giám đốc Trung tâm trong thời đại ngày nay phải hội tụ đủ: "Tâm, Tầm, Tài".

Tiểu kết chương 1

Đạo đức và GDĐĐ là vấn đề lớn của mọi dân tộc, mọi thời đại. GDĐĐ thực chất là sự tác động có mục đích, có định hướng của nhà giáo dục nhằm giúp đối tượng được giáo dục chiếm lĩnh các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm lịch sử xã hội về các vấn đề đạo đức, giúp người học hình thành ý thức, tình cảm và các hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức XHCN. Tăng cường chất lượng GDĐĐ là nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ, giúp các em trở thành những chủ nhân tương lai có đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt đẹp và cần thiết đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Để GDĐĐ HS THPT tại Trung tâm GDTX đạt được hiệu quả, Giám đốc Trung tâm cần nhận thức được vị trí quan trọng của GDĐĐ, từ đó quản lý công tác này một cách toàn diện, chặt chẽ, khoa học. Cụ thể: Giám đốc phải quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện GDĐĐ, nắm được các yếu tố tác động đến hoạt động GDĐĐ HS như: Pháp luật, giáo dục nhà trường, giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

gia đình, giáo dục xã hội, quá trình tự giáo dục của HS, chất lượng đội ngũ giáo viên, hoạt động của Đoàn thanh niên .... Đồng thời hoạt động GDĐĐ HS phải được Giám đốc kế hoạch hóa, đưa vào nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên, bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, của Trung tâm.

Các biện pháp GDĐĐ muốn khả thi phải dựa trên 2 yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, Giám đốc cần điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng đạo đức của HS, thực trạng GDĐĐ cho HS THPT và thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ HS của Trung tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THPT

TẠI TRUNG TÂM GDTX LƢƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH (Trang 46 -51 )

×