Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 104 - 108)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6.Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoà

Trung tâm trong hoạt động GDĐĐ

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

“ Nhà trường kết hợp gia đình và xã hội” là một nguyên lý giáo dục quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Đối với việc GDĐĐ HS thì nguyên lý trên là hoàn toàn đúng đắn và là một nguyên tắc giáo dục mang tính chủ đạo. Làm tốt công tác kết hợp ba môi trường giáo dục là cơ sở quan trọng đảm bảo việc thực hiện các hoạt động giáo dục bằng phương thức nhà trường có hiệu quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn (Hồ Chí Minh – (1990) vế vấn đề giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội – trang 74). Do vậy, cần tăng cường sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục một cách có hiệu quả; huy động tối đa các nguồn lực, các lực lượng giáo dục tham gia GDĐĐ cho HS.

3.2.6.2. Nội dung và tổ chức thực hiện

Ngành giáo dục không thể tách ra, đơn độc trong cuộc chiến chống suy thoái đạo đức, mà cần phải có một chỗ dựa vững chắc là sự đồng thuận của gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đình và tiềm năng giáo dục của toàn xã hội. Trong việc tăng cường phối hợp giữa 3 môi trường: Trung tâm – gia đình – xã hội trong hoạt động GDĐĐ HS, Trung tâm cần giữ vai trò nòng cốt. Do vậy, Giám đốc thực sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với PHHS, chính quyền địa phương để thống nhất nội dung, hình thức, biện pháp GDĐĐ HS phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS và đặc điểm địa phương.

Các lực lượng ngoài Trung tâm tham gia GDĐĐHS gồm: Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, hội, quân đội nhân dân Việt Nam, Ban đại diện PHHS. Giám đốc cần tuyên truyền, thuyết phục nâng cao ý thức của các lực lượng xã hội, từ chỗ thụ động đến chủ động tự giác phát huy sự sáng tạo, phát huy sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần nhằm phục vụ cho hoạt động GDĐĐ HS.

Giám đốc cùng tập thể sư phạm động viên các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động giáo dục toàn diện HS nói chung và hoạt động GDĐĐ HS nói riêng. Đây là việc thực hiện “cộng đồng hóa trách nhiệm” đảm bảo tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là: Xây dựng các môi trường Trung tâm, gia đình, xã hội và phối hợp giữa các môi trường để tạo sự thống nhất tác động giáo dục HS.

- Xây dựng môi trường Trung tâm: Giám đốc phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng Trung tâm từ cơ sở vật chất, cảnh quan, nề nếp, kỷ cương, không khí học tập … Trong đó, Giám đốc chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy với thầy, giữ thầy với trò; giữa bạn bè; giữa tập thể và cá nhân … Đây là mối quan hệ giữa người và người; những mối quan hệ đó tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất nhất, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nhân cách cao đẹp ở HS. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CB,GV,NV Trung tâm trong việc phối kết hợp với gia đình và xã hội, tăng cường chất lượng công tác giáo dục HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc GDĐĐ HS. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, Giám đốc phải chỉ đạo các bộ phận, thường xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, GD HS một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện. Đồng thời Giám đốc phải cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan; hỗ trợ các bậc PHHS xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ; Cần có biện pháp nâng cao vai trò của PHHS trong việc phối hợp với Trung tâm quản lý, giáo dục con em; Chăm sóc động viên HS tích cực, tự giác học tập, rèn luyện đạo đức, tuân thủ quy định, nội quy Trung tâm; Tổ chức các hội thảo chuyên đề về GDĐĐ cho PHHS ở cấp Trung tâm hoặc cấp lớp. Thông qua đó, trang bị thêm kiến thức, phương pháp GDĐĐ và kinh nghiệm cần thiết để PHHS giáo dục con cái đúng đắn.

Bên cạnh đó, PHHS cần kịp thời thông báo với GVCN những tồn tại, hạn chế của HS để cùng bàn bạc với giáo viên tìm biện pháp giúp đỡ các em. Nhất là việc quản lý thời gian tự học ở nhà của HS, cách thức giám sát, kiểm tra và giúp đỡ HS học tập.

- Xây dựng môi trường xã hội tích cực: Xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp luôn biến động, cái tích cực và cái tiêu cực đan xen nhau. Do đó Trung tâm cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể … cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực; Cụ thể là: xây dựng cộng đồng dân phố, cụm dân cư, đường phố văn minh, tạo ra lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực; đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người; xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng, dân chủ. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất mầu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trung tâm cần tích cực tham mưu với lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương để có được sự chỉ đạo, gắn kết giữa Trung tâm với các tổ chức, đoàn thể địa phương. Nhất là phối hợp thực hiện vận động HS ra lớp, tiến hành công tác phổ cập, giáo dục HS cá biệt, hạn chế HS bỏ học, đảm bảo an ninh, văn hóa xung quanh Trung tâm, triệt phá các tụ điểm, các tệ nạn xã hội có thể tiêm nhiễm vào môi trường học đường.

Giám đốc chỉ đạo các lực lượng trong Trung tâm thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường: Trung tâm, gia đình, xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để GDĐĐ HS theo những chuẩn mực xã hội. Đồng thời Giám đốc cần thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ HS, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho các em. Sau đây là một số vấn đề về nội dung và hình thức phối hợp:

- Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan (Ban tuyên giáo Huyện ủy, Phòng văn hóa – thông tin, thư viện …) tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu, biên soạn các tài liệu, phần mềm có tác dụng GDĐĐ HS. Chẳng hạn như cung cấp các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng. …

- Đề nghị phối hợp các ban ngành chức năng tổ chức các hoạt động GDNGLL cho HS, cụ thể:

+ Ngành y tế: Truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường. …

+ Ngành công an: Cung cấp những tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội …

+ Các đơn vị quân đội: Giúp Trung tâm giáo dục quân sự, giáo dục quốc phòng; Phối hợp với Hội cựu chiến binh giáo dục về truyền thống quân đội, về lịch sử, lối sống, kỷ cương, đạo đức…

+ Ngành VHTT-TDTT: Tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa- thẩm mỹ cho HS thông qua số hoạt động như thi đấu TDTT, văn nghệ, triển lãm, tham quan, vui chơi, giải trí …

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 104 - 108)