Đặc điểm tâm sinh lý của HSTHPT nói chung và HSTHPT ở các

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Đặc điểm tâm sinh lý của HSTHPT nói chung và HSTHPT ở các

Trung tâm GDTX nói riêng

1.3.3.1. Về mặt thể lực và trí lực

HS THPT có độ tuổi từ 15 đến 18, được coi là giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (còn gọi thanh niên mới lớn). Là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực. Thân hình phát triển (chiều cao, cân nặng, cơ bắp...) chuyển hóa

trong cơ thể, tinh lực dồi dào, sức khoẻ tràn đầy. Do cấu trúc não phát triển, số lượng dây thần kinh liên hợp tăng lên,

chức năng của não phát triển nên các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trìu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn; Khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận và phán đoán cũng được phát triển; Tính chủ định trong nhận thức, ghi nhớ được phát triển mạnh. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn, đồng thời tính phê phán của tư duy cũng phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay số HS THPT đạt đến mức tư duy đặc trưng của lứa tuổi như trên chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính ... có thể thấy về mặt trí tuệ thông thường của các em đã được hình thành và chúng vẫn còn tiếp tục được hoàn thiện.

1.3.3.2. Về tính tình

Có sự bộc lộ hết sức mạnh mẽ về tính tình, rất không ổn định, dễ chuyển từ cực này sang cực kia. Từ tích cực và tiêu cực, yêu và ghét, vui vẻ và buồn chán ... Ví dụ như bắt gặp một tư tưởng trùng khớp với suy nghĩ, nghe buổi nói chuyện cảm động liền hạ quyết tâm thực hiện bằng được gương điển hình của những anh hùng. Nhưng khi gặp khó khăn thường dễ thối chí bỏ cuộc giữa chừng. Hoạt động tranh đua, hiếu động chân tay, cùng với sự tự ý thức hơi quá và lòng tự tôn hừng hực, tạo nên sự bất kham luôn muốn bộc lộ nguyện vọng mãnh liệt của bản thân.

Ở lứa tuổi này, chức năng nội tiết phát triển mạnh, nhưng tác dụng ức chế của vỏ não thì chưa đến mức hoàn hảo nên tính tình thất thường, có nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhu cầu nhưng chưa có được nhận thức đầy đủ tính phức tạp của xã hội, chưa hiểu rõ về hành vi bản thân, cũng chưa có một thế giới quan, một nhân sinh quan đầy đủ, đúng đắn. Nguyện vọng và hiện thực không thống nhất được nên dẫn đến những xáo động lớn trong tính tình.

Ở lứa tuổi THPT, sự tự ý thức của các em diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, và có tính đặc thù riêng của lứa tuổi: các em nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại, nhận thức về vị trí xã hội của mình trong tập thể lớp, với bạn bè; các em thích thể hiện mình để mong được các bạn thừa nhận; không chỉ có nhu cầu đánh giá mà các em còn có khả năng đánh giá về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của người xung quanh và của chính mình. Tuy nhiên, các em thường có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh giá . Hoặc các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc đánh giá quá cao nhân cách mình - tỏ ra tự cao, coi thường người khác. Việc các em tự ý thức, tự phân tích đánh giá có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích.

1.3.3.3. Giao tiếp và đời sống tình cảm

Lứa tuổi THPT là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. Trong các lớp học dần dần xảy ra sự phân cực nhất định - xuất hiện những người được nhiều người quý mến và những người ít được quý mến nhất. Những em có vị trí thấp (ít được lòng các bạn) thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình.

Ở lứa tuổi THPT, quan hệ với bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn, nhu cầu tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Các em có yêu cầu cao hơn đối với tình bạn (yêu cầu sự chân thật, lòng vị tha, tin tưởng, tôn trọng nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau, hiểu biết nhau) và coi tình bạn là những mối quan hệ quan trọng nhất của con người, các em thường lý tưởng hóa tình bạn, nghĩ về bạn thường giống với điều mình mong muốn ở bạn nhiều hơn là thực tế, do vậy, nhiều khi nhận thức chưa đúng về bạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ở lứa tuổi này, các em đã bắt đầu có cảm nghĩ mình là người lớn. Đây là giai đoạn thích làm dáng, thích "trình diện", thích biểu hiện trước bạn khác giới để mong nhận được tình cảm tốt đẹp của đối phương. Các em đã có những biến đổi về sinh lý dẫn đến những biến đổi về tâm lý, ý thức được sự khác giữa hai giới nảy sinh tình cảm và mến mộ nhau, trong các em đang bộc lộ những mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu, hững thú, sở thích cá nhân với khả năng vốn có cùng với những quy tắc, quy phạm chặt chẽ của xã hội.

"Các em là những nhân cách đang vươn lên để trở thành những người công dân ... các em vừa là đối tượng mang tính đặc thù, vừa là chủ thể của GDĐĐ. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, HS THPT đã có đầy đủ các điều kiện cơ bản về nhận thức, ý chí, hoạt động ... để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, quyết định kết quả phát triển nhân cách. Tuy nhiên, với kinh nghiệm, vốn sống của cá nhân chưa nhiều, HS THPT dễ chao đảo trong hành vi hoạt động của mình" [7].

Tuổi thanh niên là hoạt bát, nhiệt tình, dũng cảm, nhưng vì lý tưởng chưa chín, sức kiềm chế kém, những tình cảm thường sôi nổi và bộc phát rất mãnh liệt, khi tình cảm bất ổn, rất dễ bị kích động, dễ đi đến cực đoan, dễ xảy ra xung đột lý chí, với những hành động thô bạo, bất chấp hậu quả.

Do đó, nhà trường không thể quán xuyến toàn bộ cuộc sống của thế hệ đang trưởng thành, cũng không thể loại trừ được các nhóm tự phát và các đặc tính của chúng, nhưng có thể tránh được hậu quả xấu của nhóm tự phát bằng cách tổ chức các hoạt động tập thể (nhóm chính thức) thật phong phú, sinh động, khiến cho các hoạt động đó phát huy được tính tích cực của thanh niên mới lớn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)