Các phương tiện quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sin hở trung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 141)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.7.Các phương tiện quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sin hở trung

Để quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả cao, nhà quản lý phải nắm và vận dụng tốt các phương tiện quản lý như sau: Các văn bản pháp quy về GDĐĐ; Bộ máy làm hoạt động GDĐĐ; Nguồn lực tài chính và CSVC phục vụ cho hoạt động GDĐĐ; Thông tin về hoạt động GDĐĐ

Các văn bản pháp quy về GDĐĐ cho HS (của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, chính quyền địa phương) là cơ sở pháp lý để Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch, ra các quyết định về hoạt động GDĐĐ cho HS.

Bộ máy thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS trong Trung tâm GDTX bao gồm: Ban Giám đốc Trung tâm, Tổ chủ nhiệm, Tổ GT, Tổ hành chính, các tổ chuyên môn, công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diệm PHHS, các tập thể HS.

Nguồn tài chính, CSVC là phương tiện giúp Giám đốc Trung tâm nâng cao hiệu quả quản lý nói chung, quản lý hoạt động GDĐĐ HS nói riêng. Giám đốc trung tâm có thể huy động các nguồn lực (tài chính, hiện vật …) trong và ngoài nhà trường để tăng cường phục vụ cho hoạt động GDĐĐ HS.

Để quá trình quản lý GDĐĐ cho HS đạt kết quả cao, Giám đốc trung tâm phải chủ động nắm và xử lý thông tin phục vụ cho công tác này. Thông tin có nhiều nguồn, nhiều kênh, nhiều chiều. Cụ thể: thông tin từ cấp trên, từ các ngành khác, từ ngoài từ xã hội, từ trong nội bộ CB-GV-CNV, từ HS … Sau khi nhận, xử lý thông tin, giám đốc trung tâm phải kịp thời truyền đạt thông tin một cách đầy đủ cho Hội đồng sư phạm nhằm phục vụ đắc lực cho hoạt động GDĐĐ cho HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT ở Trung tâm GDTX

1.5.1. Pháp luật

Pháp luật là những quy tắc xử sự do Nhà nước xác lập nhằm điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội. Sự điều chỉnh của pháp luật nhằm chống lại cái ác, bảo vệ cái thiện, hướng con người hành động trong mối quan hệ vươn tới cái thiện. Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có chức năng chung là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, giúp cho xã hội ngày càng văn minh.

Với tư cách là chuẩn mực, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình GDĐĐ, hình thành nhân cách cho thanh niên nói chung, HS THPT ở trung tâm GDTX nói riêng, thể hiện:

+ Pháp luật hình thành tính hướng thiện trong hành vi + Pháp luật tạo nên tính kiềm chế trong hành vi

Sự kém hiểu biết về mặt xã hội, thiếu nhận thức về tính trách nhiệm hành vi đã dẫn một số HS THPT ở trung tâm GDTX đến những hành động thiếu suy nghĩ, tàn bạo, vi phạm pháp luật, khi hối hận thì đã muộn. Sự hiểu hiết và tôn trọng pháp luật sẽ giúp cho các em luôn đảm bảo tính hợp pháp trong hành động. Đồng thời hình thành ở HS THPT nhân cách ý thức pháp luật, ý thức đó xuyên suốt trong quá trình sống và hoạt động của các em và là cơ sở, tiền đề để hình thành phong cách sống tự tin, chủ động của các em; qua đó tạo cho các em khả năng kiềm chế cao, biết lựa chọn phương thức ứng xử thích hợp trước mọi tình huống xảy ra, tránh cho các em rơi vào hoàn cảnh phạm tội.

Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là chuẩn mực đạo đức cao nhất của con người. Ngược lại, pháp luật giúp cho các chuẩn mực đạo đức, các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc được duy trì và phát huy. Hệ thống luật pháp đầy đủ, chặt chẽ là điều kiện tốt giúp hoạt động GDĐĐ đạt hiệu quả cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5.2. Giáo dục của gia đình

Dân tộc ta có truyền thống rất coi trọng gia đình. Đó là nơi sản sinh, nuôi dưỡng và là trường học đầu tiên của mọi thành viên trong xã hội. Từ người bình thường đến vị nguyên thủ quốc gia đều nhờ gia đình mà nhen nhóm lên lòng nhân ái, tính cần kiệm, hiếu học, lòng dũng cảm, đức hy sinh … là những phẩm chất cơ bản của mọi nhân cách. Vì vậy, việc nuôi dạy, giáo dục con cái là công việc thường xuyên, quan trọng nhất và là trách nhiệm của gia đình.

Từ gia đình, các em đã bước đầu hình thành những chuẩn mực đạo đức, thói quen lao động, cách suy nghĩ, thái độ và quan hệ với các hiện tượng xung quanh, hình thành những ý niệm đầu tiên về giá trị mà gia đình thừa nhận và thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Gia đình là cái nôi bồi dưỡng, giáo dục tình cảm đạo đức, ươm mầm và nuôi dưỡng nhân cách. Cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên và lâu dài của mỗi con người, giáo dục con cái mình những phẩm chất nhân cách cơ bản làm nền tảng cho quá trình phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể lực, thẩm mĩ, lao động theo các yêu cầu của xã hội. Kết quả giáo dục gia đình phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, trình độ học vấn, nghệ thuật sư phạm của các bậc cha mẹ. Nếu việc giáo dục gia đình bị coi nhẹ thì không những gia đình phải gánh chịu hậu quả của sự tha hóa về đạo đức của các thành viên trong gia đình mà còn làm phương hại đến đạo đức và trật tự xã hội.

Giáo dục gia đình cần hình thành cho các em những chuẩn mực đạo đức gồm: Những chuẩn mực đạo đức trong gia đình (cách cư xử với người thân, trách nhiệm cá nhân trong gia đình và về tình cảm gia đình) và những chuẩn mực đạo đức trong xã hội (Trách nhiệm cá nhân đối với xã hội, văn hóa đạo đức truyền thống và văn hóa đạo đức mang tính toàn cầu).

Do vậy có thể thấy giáo dục gia đình thường để lại trong tâm hồn các em những ấn tượng không phai mờ và ảnh hưởng quan trọng đến các em trong suốt cuộc đời. Một gia đình hạnh phúc, ấm no, hòa thuận, ông bà, cha mẹ mẫu mực sẽ là mảnh đất mầu mỡ giúp nhân cách các em đâm chồi, nảy lộc một cách tốt nhất và ngược lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5.3. Giáo dục của Trung tâm

So với gia đình, giáo dục trung tâm là môi trường giáo dục rộng lớn hơn, phong phú và hấp dẫn đối với các em. Trong trung tâm, các em được giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi, được tham gia nhiều hoạt động mang tính xã hội, giúp cho quá trình xã hội hóa cá nhân phong phú, toàn diện hơn.

Giáo dục trong Trung tâm có sự thống nhất về mục đích, mục tiêu cụ thể, được thực hiện bởi đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo và bồi dưỡng chu đáo; tiến hành giáo dục theo một chương trình, nội dung, phương pháp sư phạm nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện hướng tới sự thành đạt của con người.

Tổ chức giáo dục của nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc GDĐĐ cho HS, cung cấp cho HS những tri thức đạo đức, biến nó thành niềm tin đạo đức, đồng thời tác động vào ý chí và tình cảm của HS. Đồng thời không khí đạo đức của tập thể lớp cũng là môi trường phát sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức của HS. Chính từ nhân cách của người thầy giáo, từ những câu chuyện minh họa trong các giờ học văn học, nghệ thuật, chương trình ngoại khóa, giờ học GDCD, giờ sinh hoạt lớp, thái độ của tập thể lớp sẽ góp phần vào việc hình thành thái độ, tình cảm đạo đức từ đó chuyển thành niềm tin đạo đức của HS.

1.5.4. Giáo dục của xã hội

Cuộc sống của con người luôn gắn liền với cộng đồng xã hội thông qua các mối quan hệ xã hội, bằng các hoạt động giao lưu. Sự tác động của môi trường xã hội đối với đạo đức, nhân cách còn tùy thuộc nhiều vào khả năng hòa nhập cộng đồng và năng lực tiếp nhận của chủ thể đối với sự tác động đó.

Nói đến giáo dục xã hội, không thể không đề cập đến mối quan hệ bạn bè và ảnh hưởng của nó đến hoạt động GDĐĐ HS. Quan hệ bạn bè có ý nghĩa đặc biệt, tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách HS. Với HS THPT cấp GDTX, giai đoạn này các em mở rộng quan hệ bạn bè và là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thời điểm mang tính bước ngoặt rất quan trọng đối với các em, thậm chí liên quan đến tương lai, số phận của các em, bởi khi giao lưu với nhau, các em bộc lộ những giá trị đạo đức đang hình thành, những thiên hướng nhân cách của bản thân ra ngoài, ảnh hưởng đến nhau, học tập nhau; có thể những giá trị đạo đức, những phẩm chất, thiên hướng nhân cách tích cực được khẳng định, thừa nhận, tiếp thu lẫn nhau, nhưng cũng không loại trừ khả năng một số thói hư tật xấu, những thiên hướng tiêu cực trong các em sẽ tác động và triệt tiêu những giá trị đạo đức, những thiên hướng tích cực của nhân cách đã được hình thành trước đó ở môi trường gia đình. Do đó, sự tham gia của gia đình vào quan hệ bạn bè của các em trong giai đoạn này là hết sức cần thiết, nhằm giúp các em có sự chọn lọc trong sự hòa nhập của mình; tuy nhiên sự can thiệp của gia đình cần tế nhị, tránh sự can thiệp thô bạo bởi nhiều khi nó là yếu tố kích thích các em củng cố mối quan hệ vốn đang bị cấm đoán.

Nếu gia đình là nơi bắt đầu của nhân cách thì nhà trường, xã hội là nơi đảm bảo những tiền đề cần thiết để nhân cách phát triển và toàn diện. Kết hợp ba môi trường giáo dục Gia đình – Nhà trường – Xã hội nhằm đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng như cách thức hành động, tránh sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động của các em trong việc lựa chọn, tiếp thu các giá trị tốt đẹp. Sự kết hợp chặt chẽ, hiệu quả 3 môi trường sẽ là tiền đề vững chắc để hoạt động GDĐĐ HS, hình thành nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

1.5.5. Quá trình tự giáo dục của HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, các tác động bên ngoài và những động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau. Với HS THPT ở trung tâm GDTX, nhân cách của các em đã phát triển khá đầy đủ, lúc này các em xem xét, đánh giá hay cư xử bất kỳ điều gì đều dựa trên quan điểm, niềm tin đạo đức của mình. HS dựa vào cái bên trong của mình để đánh giá, tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Lương tâm đã trở thành nhân tố điều chỉnh hành vi đạo đức. Như vậy, sự hình thành đạo đức của các em dần dần chuyển thành sự tự giáo dục mà trong đó sự tự tu dưỡng là yếu tố cơ bản.

Trong quá trình học tập, rèn luyện, HS vừa là đối tượng của giáo dục, vừa là chủ thể. Do đó thầy giáo, nhà quản lý, nhà giáo dục phải chú ý phát huy vai trò chủ thể, yếu tố tự giáo dục của các em băng cách tổ chức, hướng dẫn, định hướng quá trình học tập, rèn luyện của các em; qua đó, khơi dậy, phát triển ý thức, năng lực tự học của các em, từng bước rèn luyện kỹ năng tự học, tự giáo dục của HS; giúp các em biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự bồi dưỡng. Đây là phương thức tốt nhất để các em chủ động, tích cực, độc lập vươn lên học hỏi nhằm chiếm lĩnh tri thức đạo đức; làm cho các chuẩn mực xã hội trở thành nhu cầu bên trong của mình, từng bước hình thành tình cảm và hành vi đạo đức.

1.5.6. Chất lượng đội ngũ giáo viên

Đội ngũ thầy cô giáo là lực lượng cốt cán trong sự nghiệp giáo dục, văn hóa. Trình độ tư tưởng, học vấn, phẩm chất đạo đức, sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của HS không chỉ phụ thuộc vào chương trình, sách giáo khoa, vào nhân cách của HS mà còn phụ thuộc vào người thầy giáo, vào phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và khả năng sư phạm của người thầy. Chất lượng giáo dục phụ thuộc phần lớn vào chất lượng và nhân cách của đội ngũ giáo viên.

Giáo viên có chất lượng, có nhân cách thể hiện ở các điểm sau:

+ Có các phẩm chất: Có thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng yêu thương HS, lòng yêu nghề và những phẩm chất đạo đức phù hợp với hoạt động của người thầy giáo: thái độ nhân đạo, lòng tự trọng, thái độ công bằng, chính trực, tính tình ngay thẳng, giản dị, khiêm tốn, có tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn, tự kiềm chế, kỹ năng điều khiển tình cảm, tâm trạng cho thích hợp với các tình huống sư phạm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Có năng lực sư phạm: năng lực hiểu HS trong quá trình dạy học và giáo dục, tri thức và tầm hiểu biết, năng lực dạy học, năng lực ngôn ngữ, năng lực vạch dự án phát triển nhân cách HS, năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực cảm hóa HS, năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm

Đội ngũ giáo viên có chất lượng là đội ngũ gồm các thầy giáo có phẩm chất nhân cách, có năng lực sư phạm, đoàn kết, có ý thức thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Giám đốc Trung tâm cần phát huy được để mỗi cán bộ, giáo viên luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức nhà giáo; ý thức học tập không ngừng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; tinh thần đoàn kết và cùng phấn đấu cho sự phát triển của đơn vị; đồng thời Giám đốc Trung tâm cũng cần tạo các cơ hội cho giáo viên được học tập và khẳng định chuyên môn và phát triển trong công tác; quan tâm đến đời sống kinh tế, tinh thần của cán bộ giáo viên; xây dựng đoàn kết và văn hóa trong đội ngũ.

1.5.7. Hoạt động của Đoàn thanh niên

Đoàn thanh niên là tổ chức của thanh niên mà chức năng quan trọng nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Do vậy, Đoàn thanh niên giữ vai trò quan trọng trong hoạt động GDĐĐ cho HS. Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động Đoàn quyết định chất lượng của tổ chức Đoàn và của đội ngũ cố vấn, cán bộ Đoàn. Do đó Giám đốc Trung tâm cần quan tâm, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của tổ chức, của nhà trường; quan tâm chỉ đạo và tạo các điều kiện thuận lợi cho cán bộ Đoàn tổ chức các hoạt động.

1.5.8. Cơ sở vật chất, tài chính

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, nguồn tài chính ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng GDĐĐ nói riêng. CSVC-TBGD đầy đủ, hiện đại, nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giám đốc Trung tâm phải có kế hoạch xây dựng, phát triển, sử dụng, bảo quản CSVS-TBGD một cách thường xuyên. Trên cơ sở đó, Giám đốc Trung tâm tranh thủ các nguồn vốn: ngân sách cấp trên, ngân sách địa phương, các nguồn từ xã hội hóa giáo dục … để từng bước tăng cường CSVC-TBGD.

1.6. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên quận, huyện

1.6.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm GDTX

Trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 141)