Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 113 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là đề xuất về 8 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ HS của Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Lương Tài. Mỗi biện pháp có mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện khác nhau nhưng đều có mục đích chung là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐĐHS THPT tại Trung tâm GDTX huyện Lương Tài. Các biện pháp này tuy khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau.

“Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của CB-GV và các lực lượng liên quan” là biện pháp đầu tiên, là tiền đề quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản lý GDĐĐ HS. Bởi vì nhận thức, ý thức định hướng soi sáng cho hành động; nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Trong quản lý GDĐĐ HS, nhận thức phải được nâng cao ở các lực lượng tham gia giáo dục chủ yếu: CB-GV-NV, PHHS.

Biện pháp “Kế hoạch hóa” “Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ thông qua GVCN, tổ GT, GVBM, CB Đoàn” “Quản lý hoạt động GDĐĐ thông qua

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các hoạt động GDNGLL” và “Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của HS” giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng GDĐĐ HS. Chúng thể hiện năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm trong suốt quá trình GDĐĐ HS. Trong đó biện pháp “Kế hoạch hóa” giữ vai trò định hướng mục tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng … đảm bảo cho quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ HS diễn ra một cách chủ động, đúng hướng. Biện pháp “Tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDĐĐ thông qua GVCN, tổ GT, GVBM, CB Đoàn” và “Quản lý hoạt động GDĐĐ thông qua các hoạt động GDNGLL” nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao. Biện pháp “Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của HS” trong các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của HS, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức, tác phong.

Các biện pháp “Tăng cường CSVC và tài chính cho hoạt động GDĐĐ” và “Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ HS THPT” mang tính chất điều kiện bên trong, nhằm đảm bảo cho quản lý hoạt động GDĐĐ được cụ thể, công bằng, khách quan và thuận lợi hơn. “Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài Trung tâm” là việc phối hợp ba môi trường: Trung tâm - gia đình – xã hội, là điều kiện quan trọng tạo ra sự thống nhất về nội dung, chuẩn mực GDĐĐ giữa các môi trường giáo dục nhằm hỗ trợ cho quá trình GDĐĐ HS đạt hiệu quả cao.

Để GDĐĐ HS đạt hiệu quả, chất lượng cao, Trung tâm phải đề ra và thực hiện đồng bộ các biện pháp đề xuất. Mỗi biện pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không có biện pháp nào là tối ưu cả. Do đó, trong quá trình GDĐĐ cho HS, Trung tâm phải thực hiện một cách linh hoạt các biện pháp trên. Các biện pháp trên vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ bổ sung cho nhau trong suốt quá trình quản lý GDĐĐ HS. Việc triển khai thực hiện các biện pháp trên góp phần giúp Trung tâm đạt chất lượng cao trong hoạt động GDĐĐ HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)