Quản lý nội dung GDĐĐ cho HSTHPT ở Trung tâm GDTX

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.5.Quản lý nội dung GDĐĐ cho HSTHPT ở Trung tâm GDTX

1.4.5.1. Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, biện pháp GDĐĐ cho học sinh ở Trung tâm GDTX

Cơ sở để xác định nội dung GDĐĐ cho HS là: Nội dung chương trình môn GDCD, các chủ điểm GDNGLL, nội dung GDĐĐ kết hợp qua môn văn hóa, truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống văn hóa địa phương …

Nội dung GDĐĐ cho HS có thể chia ra các nhóm chuẩn mực đạo đức như sau:

- Nhóm chuẩn mực đạo đức về nhận thức tư tưởng, chính trị - Nhóm chuẩn mực đạo đức về quyền và nghĩa vụ công dân

- Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào những đức tính hoàn thiện bản thân - Nhóm chuẩn mực đạo đức hướng vào tính nhân văn

- Nhóm chuẩn mực đạo đức vì lợi ích cộng đồng

Sự phân chia nội dung trên đây chỉ có tính chất tương đối vì nội dung GDĐĐ HS THPT ở Trung tâm GDTX rất rộng, bao quát nhiều vấn đề thuộc nhân sinh quan mà tựu chung nhất là xoay quanh trục: Chân – Thiện – Mỹ và truyền thống văn hóa của dân tộc, địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quản lý việc xây dựng chương trình, hình thức, biện pháp giáo dục cũng là những vấn đề đáng quan tâm. Các chương trình, hình thức GDĐĐ chủ yếu là: thông qua giảng dạy các môn văn hóa, thông qua các hoạt động GDNGLL; thông qua công tác chủ nhiệm; công tác GT, hoạt động Đoàn, sinh hoạt tập thể … Trên cơ sở những chương trình GDĐĐ cơ bản đó, Giám đốc chỉ đạo các bộ phận, cá nhân có liên quan lập chương trình GDĐĐ một cách cụ thể; nêu rõ hình thức và biện pháp, sự phân công, phân nhiệm một cách rõ ràng đối với từng nội dung GDĐĐ đã được xác định.

1.4.5.2. Quản lý hoạt động GDĐĐ HS của đội ngũ CB-GV-CNV ở Trung tâm GDTX

Việc quản lý đội ngũ CB-GV-CNV trong hoạt động GDĐĐ của HS được thực hiện thông qua chức năng của công tác quản lý. Cụ thể, Giám đốc lập kế hoạch chung, chỉ đạo các bộ phận, các cá nhân có liên quan xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS của bộ phận mình, cá nhân mình. Kế hoạch của bộ phận, cá nhân phải tuân theo kế hoạch chung, nhưng có xét đến đặc điểm cụ thể của từng tập thể lớp, hoàn cảnh cá nhân của HS.

1.4.5.3. Quản lý sự phối hợp với các lực lượng giáo dục bên ngoài Trung tâm để GDĐĐ cho HS ở Trung tâm

GDĐĐ cho HS là quá trình lâu dài, phức tạp cần phải huy động sự phối hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.

Các lực lượng giáo dục ngoài Trung tâm là: Chính quyền địa phương, các đoàn thể, hội, cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn.

Giám đốc trung tâm lập kế hoạch phối hợp với các lực lượng ngoài xã hội để GDĐĐ cho HS; Đồng thời, chỉ đạo, phân công các bộ phận, các cá nhân có liên quan lập kế hoạch cụ thể để phối hợp.

Ngoài ra, Giám đốc trung tâm còn có thể phối hợp bằng cách đề nghị các lực lượng ngoài xã hội: Hỗ trợ kinh phí, điều kiện, cung cấp thông tin, tài liệu; Mời các nhà khoa học, các vị lãnh đạo … để báo cáo chuyên đề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quản lý tốt sự phối hợp với các lực lượng ngoài Trung tâm để GDĐĐ cho HS là một trong những biểu hiện sinh động của công tác xã hội hóa giáo dục. Qua đó, từng bước làm cho Trung tâm trở thành “vầng trán của cộng đồng, cộng đồng là trái tim của nhà trường”.

1.4.5.4. Quản lý các hoạt động tự quản của tập thể HS trong trung tâm.

Trong công tác này, vai trò của giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ GT, cán bộ Đoàn rất quan trọng. Do đó, Giám đốc trung tâm phải chỉ đạo và quản lý các lực lượng này trong việc tổ chức, giáo dục hình thành tính tự quản ở các em thông qua các nội dung cơ bản sau: Xác định tầm quan trọng trong công tác tự quản cho HS; Hướng dẫn các em xây dựng nội quy học tập, rèn luyện; Bồi dưỡng năng lực tự tổ chức điều hành hoạt động của lớp …

1.4.5.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDĐĐ

Các điều kiện hỗ trợ hoạt động GDĐĐ cho HS bao gồm: Việc bồi dưỡng đội ngũ CB-GV; Công tác thi đua khen thưởng; Cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng môi trường sư phạm …

Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ CB-GV trong việc GDĐĐ cho HS rất phong phú. Cụ thể là: Chủ thể quản lý phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho CB-GV một cách thường xuyên hoặc theo chuyên đề; phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong CB-GV; Thực hiện nghiêm túc các đợt bồi dưỡng do cấp trên tổ chức, phân công giáo viên có kinh nghiệm hỗ trợ, giúp đỡ những giáo viên trẻ; Định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác này để rút kinh nghiệm thực hiện tốt hơn.

Thi đua – khen thưởng là biện pháp tác động tích cực đến đội ngũ CB- GV trong hoạt động GDĐĐ cho HS. Đồng thời, nó còn là sự kích thích tinh thần học tập, rèn luyện đạo đức trong HS. Do đó, Giám đốc Trung tâm phải thường xuyên phát động phong trào thi đua – khen thưởng trong CB-GV và HS; Quản lý, chỉ đạo một cách sát sao, chặt chẽ công tác này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoạt động GDĐĐ cho HS không thể thiếu nguồn kinh phí, thiếu các điều kiện về CSVC. Quản lý nguồn kinh phí, CSVC cho hoạt động GDĐĐ cho HS bao gồm các nội dung cơ bản sau: Dự trù nguồn kinh phí của Trung tâm, huy động các nguồn kinh phí ngoài trung tâm; xây dựng và từng bước hoàn thiện CSVC (phòng học, sách vở, tài liệu …); Xây dựng quy chế bảo quản, sử dụng nguồn kinh phí và CSVC một cách hợp lý, đúng mục tiêu, tiết kiệm.

Môi trường sư phạm là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình GDĐĐ cho HS. Môi trường sư phạm lành mạnh, trong sáng sẽ tác động tốt đến quá trình rèn luyện đạo đức của HS.

- Đối với CB-GV-CNV: Giám đốc Trung tâm chỉ đạo xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau cũng tiến bộ; Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong giảng dạy, trong sinh hoạt tập thể; thực hiện dân chủ hóa trường học; phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường; giáo viên phải tôn trọng, yêu thương HS; thường xuyên chăm lo cảnh quan sư phạm xanh- sạch-đẹp …

- Đối với HS: Giám đốc Trung tâm quản lý, chỉ đạo việc xây dựng nề nếp, kỷ cương trong học tập, sinh hoạt, rèn luyện; xây dựng mối quan hệ bạn bè thân ái giữa HS với HS; giáo dục HS lòng biết ơn, tôn trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi …

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 34 - 37)