8. Cấu trúc của luận văn
1.5.5. Quá trình tự giáo dục của HS
Sự hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân là một quá trình lâu dài và phức tạp. Trong quá trình đó, các tác động bên ngoài và những động lực bên trong thường xuyên tác động lẫn nhau. Với HS THPT ở trung tâm GDTX, nhân cách của các em đã phát triển khá đầy đủ, lúc này các em xem xét, đánh giá hay cư xử bất kỳ điều gì đều dựa trên quan điểm, niềm tin đạo đức của mình. HS dựa vào cái bên trong của mình để đánh giá, tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài. Lương tâm đã trở thành nhân tố điều chỉnh hành vi đạo đức. Như vậy, sự hình thành đạo đức của các em dần dần chuyển thành sự tự giáo dục mà trong đó sự tự tu dưỡng là yếu tố cơ bản.
Trong quá trình học tập, rèn luyện, HS vừa là đối tượng của giáo dục, vừa là chủ thể. Do đó thầy giáo, nhà quản lý, nhà giáo dục phải chú ý phát huy vai trò chủ thể, yếu tố tự giáo dục của các em băng cách tổ chức, hướng dẫn, định hướng quá trình học tập, rèn luyện của các em; qua đó, khơi dậy, phát triển ý thức, năng lực tự học của các em, từng bước rèn luyện kỹ năng tự học, tự giáo dục của HS; giúp các em biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự bồi dưỡng. Đây là phương thức tốt nhất để các em chủ động, tích cực, độc lập vươn lên học hỏi nhằm chiếm lĩnh tri thức đạo đức; làm cho các chuẩn mực xã hội trở thành nhu cầu bên trong của mình, từng bước hình thành tình cảm và hành vi đạo đức.