Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐHS THPT của

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 108 - 111)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7.Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐHS THPT của

+ Ngành LĐ TBXH: Cung cấp tri thức về định hướng nghề nghiệp nhu cầu lao động trong các ngành nghề, thị trường lao động, kỷ luật lao động…

+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: phối hợp cùng Trung tâm tổ chức các buổi SHTT (cắm trại, hoạt động xã hội, văn nghệ, TDTT, dã ngoại về nguồn …) quản lý HS trong hè; Giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn; hội thảo với chủ đề “thanh niên lập nghiệp”, “tiến bước lên đoàn” …

+ Ban đại diện PHHS: Phối hợp cùng Trung tâm tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài Trung tâm là yêu tố quan trọng góp phần GDĐĐ cho HS. Nội dung và hình thức phối hợp rất đa dạng, phong phú. Giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp thường xuyên, có kế hoạch sẽ huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo GDĐĐHS. Để thực hiện tốt được công tác này, Trung tâm phải là lực lượng chủ công tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền để xây dựng các mối quan hệ giữ Trung tâm – xã hội, chủ động trong xây dựng mối quan hệ Trung tâm – gia đình; làm cầu nối cho mối quan hệ gia đình – xã hội trong việc chăm lo giáo dục HS. Gia đình và các lực lượng xã hội nhận thức đúng đắn việc GDĐĐ cho HS và tích cực phối hợp với Trung tâm. Cần thiết lập được các cơ sở, phương tiện cần thiết để duy trì mối quan hệ ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

3.2.7. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ HS THPT của Trung tâm Trung tâm

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá khách quan kết quả GDĐĐ HS là nhằm đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu GD đã được đề ra, qua đó giúp nhà quản lý đánh giá hiệu quả quản lý của mình và có sự điều chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo khi cần thiết. Việc đánh giá khách quan kết quả GDĐĐ HS còn có tác dụng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

GDĐĐ đồng thời giúp họ đúc kết kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh hoạt động GD của mình cho phù hợp hơn.

Kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo sự hoàn mĩ, sự thành công của kế hoạch GDĐĐ HS, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và lựa chọn biện pháp uốn nắn, khắc phục có hiệu quả. Mặt khác thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá còn nhằm thu thập thông tin để quyết định cho việc xây dựng kế hoạch phát triển tiếp theo.

3.2.7.2. Nội dung và tổ chức thực hiện:

+ Nội dung:

Kiểm tra việc triển khai kế hoạch GDĐĐ của Trung tâm xuống các lớp học và việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ ở từng lớp.

Kiểm tra, đánh giá việc lựa chọn hình thức, nội dung các phong trào thi đua thực hện nội quy trung tâm, lớp; phương pháp đánh giá của giáo viên, của tập thể lớp đối với kết quả rèn luyện đạo đức của từng HS.

Xây dựng cơ chế báo cáo, xử lý số liệu giữa GVCN và Trung tâm nhằm đưa công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ vào nề nếp, mang tính thường xuyên, liên tục. Kiểm tra, đánh giá tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình GDĐĐ cho HS bằng nhiều hình thức linh hoạt. Kết quả kiểm tra, đánh giá gắn với việc thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

+ Tổ chức thực hiện:

- Quán triệt trong đội ngũ CB,GV và HS về yêu cầu của công tác kiểm tra đánh giá kết quả GDĐĐ HS. Bám sát kế hoạch GDĐĐ của Trung tâm để phân công việc kiểm tra, đánh giá cụ thể từng mặt nội dung.

- Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc, quy trình cụ thể để đánh giá đạo đức và nội dung GDĐĐ một cách cụ thể, công bằng, khách quan, khắc phục tình trạng đánh giá một cách chung chung, cảm tính, thiếu chính xác. Hiệu quả GDĐĐ HS của GV được ghi nhận ngoài kết quả rèn luyện của HS do GV phụ trách còn có việc thực hiện các nhiệm vụ được giao như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

soạn kế hoạch, các hoạt động GD được tiến hành, các nội dung và phương pháp giáo dục đã thực hiện, tính tự quản của HS lớp chủ nhiệm.

- Lựa chọn, phân công, bố trí nhân sự đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá được toàn diện, khoa học. Ban thi đua phải phân công nhân sự theo dõi, kiểm tra công tác thi đua một cách thường xuyên, ghi nhận một cách đầy đủ, chính xác. Cuối mỗi tuần, Ban thi đua phải sơ kết, nhận xét, đánh giá xếp loại thi đua từng lớp theo thứ hạng thi đua tương ứng với số điểm đã tổng hợp.

- Có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện để các lực lượng tham gia công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng GDĐĐ HS làm việc thuận lợi, hiệu quả, tránh tình trạng kiểm tra xong để đấy. Cần thực hiện nghiêm túc việc tuyên dương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt; nhắc nhở, kiểm điểm những cá nhân thực hiện chưa tốt. Tuy nhiên, không nên lạm dụng hình thức trách phạt, nếu tập thể nào bị trách phạt nhiều lần, Giám đốc cần nghiên cứu xem nguyên nhân nào làm các em chậm tiến để có biện pháp hỗ trợ, giáo dục các em cùng tiến bộ, nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển của các nhân tố tích cực ở tập thể lớp, gây tình trạng “phản cảm”, tạo “sức ỳ” của lớp trong công tác thi đua.

- Lựa chọn các hình thức kiểm tra, đánh giá đa dạng như: Kiểm tra hồ sơ, sổ sách công tác chủ nhiệm, sổ tự quản của lớp; kiểm tra đánh giá qua hồ sơ của đội Thanh niên xung kích, quan sát trực tiếp, dự giờ thăm lớp, kiểm tra đột xuất …

- Giám đốc chỉ đạo Ban thi đua xây dựng tiêu chí đánh giá một tiết học có các nội dung rõ ràng, điểm số cụ thể, xếp loại đầy đủ. Có thể xây dựng chuẩn đánh giá một tiết học qua 4 tiêu chí: Tổ chức lớp: Trực nhật, vệ sinh, sĩ số lớp, đồng phục, trật tự …; Chuẩn bị bài cũ; Chuẩn bị bài mới ở nhà, tham gia đóng góp xây dựng bài tại lớp; Kết quả tiếp thu bài mới; trong đó kết quả tiếp thu bài mới là tiêu chí quan trọng nhất, có điểm số cao nhất bởi là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tiết học.

- Tổ chức khen thưởng cho những tập thể, cá nhân đạt thành tích tốt trong hoạt động GDĐĐ HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 108 - 111)