Đặc điểm HSTHPT tại Trung tâm GDTX

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4.Đặc điểm HSTHPT tại Trung tâm GDTX

HS THPT tại các Trung tâm GDTX có những đặc điểm chung của HS THPT và cũng có những đặc điểm riêng rõ nét hơn như sau:

- Các em đa phần có học lực trung bình; yếu, mất kiến thức cơ bản đã học trước đó; không có thói quen và nề nếp học tập, không có thói quen tư duy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

độc lập, học tập thụ động; không có khả năng tự học (không biết cách học) và không có động cơ học tập; các em thi vào THPT không đỗ, có những em nghỉ học 2-3 năm đã lao động ở nhà, sau đó lại làm đơn xin đi học tiếp…

- Tính tình thất thường không ổn định mang đặc điểm của thanh niên mới lớn, nhiều hoài bão viển vông, không có ý chí, thiếu nghị lực để thực hiện hoài bão của mình. Một số ít bạc nhược, không có ý chí, chây lười, tính a dua, không có chính kiến rõ ràng.

- Có xu hướng kết thân theo nhóm, có sự rủ rê, a dua lẫn nhau, chơi với nhau trên lớp và ngoài Trung tâm. Lớp học có nhiều nhóm không chính thức, nhiều khi nhóm không chính thức chi phối cả tập thể lớp (là nhóm chính thức)

- Ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, hay vi phạm nội quy trung tâm,

- Nguy cơ vi phạm pháp luật cao hơn so với HS các trường THPT trên địa bàn: Đánh nhau, chơi game, hút thuốc; nói tục, chửi bậy, chửi thề, trốn học, trốn tiết; Chỉ một chút va chạm đã không kiềm chế và giải quyết bằng bạo lực, ít khi phản ánh với giáo viên để các thầy cô can thiệp, giải quyết.

- Về đời sống tình cảm, nhiều em có hoàn cảnh riêng đặc biệt, thiếu thốn tình cảm gia đình, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hoặc do cha mẹ quá đơn giản, chỉ nghĩ lo cho con ăn và đóng tiền học, còn việc dạy là của Trung tâm, hoặc cha mẹ không hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi của con nên cư xử chưa phù hợp (quá nuông chiều, quá nghiêm khắc, trừng phạt, cha mẹ không làm gương tốt, trách mắng nhiều …) dẫn đến sự giáo dục, tác động, yêu cầu của gia đình đến các em trong lứa tuổi này còn hạn chế.

Có không ít phụ huynh cho rằng họ không thể nắm bắt, quản lý, tác động được đến con nữa, nói không nghe hoặc các em có nghe nhưng không thực hiện đủ yêu cầu của cha mẹ, nên sự phối hợp giữa Trung tâm với gia đình để giáo dục HS không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả tốt, nhất là với những HS mà ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trung học Phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Trang 28 - 30)