Con tôi có thể lực rất tốt, nhanh nhạy về trực giác và hoạt động. Nhưng học ở trường, cháu chỉ vào loại trung bình khá. Nó thường thích thú với hàng không, qua việc quan sát trang Web trên Internet nói về nhảy dù, kỹ thuật lái dù, điều khiển máy bay... Ước mơ của nó là trở thành phi công, nhưng hình như có gì đó làm nó ngại mơ ước, chẳng hạn: sự khó khăn khi học nghề này? Liệu sức học chưa giỏi có thể theo nghề phi công được không?
(Băn khoăn của vài vị phụ huynh)
Nghề phi công (lái máy bay) đang là mơ ước của nhiều bạn trẻ có “máu” phong trần trong một thể lực cường tráng. Họ không chỉ có động cơ được phục vụ đất nước trong ngành hàng không, còn có động cơ “tung cánh chim sắt” bay khắp phương trời. Nếu con của quý vị có một ước mơ như thế, xin hãy động viên cháu cứ tiếp tục mơ ước đi kèm với việc trau giồi và luyện tập.
Trước hết, nói đến trí tuệ của người phi công. Trong giới phi công, không phải ai cũng có chỉ số IQ trên 115. Ông Nguyễn Ngọc Châu Phòng (một phi công của hãng UPS Airlines - Hoa Kỳ) cho biết: “Lái máy báy không đòi hỏi nhiều trí thông minh hay tài giỏi gì đặc biệt”. Và, ông nhấn mạnh: “Người Việt mình đã học ra làm kỹ sư, bác sĩ,... thì học lái máy bay chỉ là.... chuyện nhỏ”. Khi tiếp cận với kỹ thuật trên máy bay, nhiều công việc về trí tuệ bậc cao đều được máy móc đảm nhiệm cho phi công, chỉ cần biết “bấm nút” là xong. Phi công Việt Kiều Phạm Quang Khiêm (lái cho hãng US Airways với 30 năm trong nghề, có 17 năm lái phản lực cơ Boeing 727 và 737) chỉ rõ: “Vai trò của phi công chỉ là đưa phi cơ ra đường băng, tống ga cho máy bay từ từ vọt lên, sau đó xếp bánh xe, xếp cánh cản, và khi đủ độ cao 1.000 feet thì bấm nút auto-pilot rồi... ngồi chơi. Máy vi tính sẽ đưa phi cơ đi đúng lộ trình và cũng sẽ tự động đáp xuống đúng như bài bản (*).
28 Tuy vậy, đừng vì thế mà coi nhẹ việc rèn luyện để nâng cao dần khả năng tư duy và kỹ năng xử lý trước các tình huống bay. Từ khi chuẩn bị cất cánh đến lúc hạ cánh an toàn, nghề này đòi hỏi 3 loại tư duy “trội” sau đây: Tư duy logic, tư duy hình tượng và tư duy sáng tạo.Khi đang ngồi “chơi” trong buồng lái, bạn không nên “mộng mơ” nhiều, dù đang tư duy hình tượng với những đường bay, những sắc màu trước mặt. Hãy luôn luôn nhớ đến nhiệm vụ khi kết hợp giữa các suy tưởng và những thao tác của chính mình. Vậy, cái khó ở đây là cần đến sự chăm chú và tập trung cao độ, kể cả lúc đang an toàn. Theo các phi công dày kinh nghiệm, có 4 loại kỹ năng căn bảnsau đây cần được luyện tập đều đều, nếu muốn học để thành thạo nghề phi công:
1. Kỹ năng tri giác không gian: Chủ yếu, biết cách định vị không gian bằng trực giác, không ỷ lại vào máy móc.
2. Kỹ năng tri giác mùi vị: Chủ yếu, nhận biết những mùi vị đặc biệt liên quan tới các dự báo nguy hiểm.
3. Kỹ năng quan sát nhạy bén: Chủ yếu, quan sát các loại đồng hồ trong khoang lái; quan sát bản đồ, màn hình, không gian bao quanh...
4. Kỹ năng xử lý tình huống: Chủ yếu, những tình huống bất cập và tình huống thoát hiểm. Cố gắng tối đa để làm chủ mọi tình huống.
Ngoài ra, với nghề phi công, yếu tố sức khỏe tinh thần được coi trọng hơn hẳn sức khỏe thể chất. Đó là sự cứng rắn, sự kiên định, nhiều khi phải có “thần kinh thép”, không dễ bị nao núng và khủng hoảng tinh thần. Riêng thể chất, không chỉ to khỏe là đủ. Điều quan trọng còn nằm ở các giác quan: tai, mũi phải thính, mắt phải tinh. Đặc biệt, không bị đau răng, hàm răng phải sít... Quý vị có thể cho cháu tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ hàng không để tìm hiểu thêm về ngành nghề hấp dẫn này (Liên hệ với quân khu 7).
Quang Dương - nhà tư vấnhướng nghiệp
www.tuvanhuongnghiep.vn