C. Thái độ Bao trùm tất cả: thái độ thực tiễn, gồm bốn dạng chính:
Walt Disney đã hướng nghiệp như thế nào?
Qua truyện tranh, truyền hình và điện ảnh, chắc ai trong chúng ta cũng biết Walt Disney - một bậc thầy doanh nghiệp khả kính và đáng yêu. Ông là người đã tạo nên một thế giới vui nhộn cho cả trẻ thơ và người lớn, từ “con chuột Mickey” cho đến các sân chơi giải trí Disneyland trên toàn cầu. Nhưng, đã mấy ai hiểu hết những trần ai mà ông từng nếm trải trong tiến trình hướng nghiệp, từ nỗi nhọc nhằn mưu sinh đến sự bươn chải tự đào luyện để tự trưởng thành. Đời của ông có nhiều cay đắng đi trước vinh quang và đôi khi lẫn trong cả ánh hào quang. Tuy nhiên, chính nhờ vậy mà khi nhắm mắt, ông đã để lại cho hậu thế cả một nền đại công nghiệp giải trí mang nhiều ý nghĩa nhân văn và giáo dục.
Năm 2001, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Sinh của Walt Disney, toàn thế giới đều ngưỡng mộ ông như một huyền thoại, tôn vinh ông là “Người đã mang hạnh phúc đến mọi nhà, nhất là các em nhỏ”. Trong lĩnh vực giáo dục, tự giáo dục, hướng nghiệp và vào đời, ông là một nhân cách lớn, một tấm gương lớn. Bạn có thể suy ngẫm từ cuộc đời của ông để tự nghiệm về người khác và chính mình, soi gương trong đó và hy vọng rằng bạn có thể tìm thấy bóng dáng của mình dù chỉ là một góc nhỏ trong tấm gương đồ sộ của ông.
Sinh tại Chicago năm 1901, thời niên thiếu của Walt Disney là một quãng đời cực kỳ gian khổ. Ông không được học hành bao nhiêu, nhưng đã phải sớm tự kiếm sống bằng đủ thứ nghề lam lũ, kể cả những nghề lao lực bậc thấp. Nhưng chính vào những đêm ngày trần ai trong cuộc vật lộn mưu sinh, một ý tưởng lóe sáng trong tim óc đã thức tỉnh ông: hãy tạo ra một cái gì đó là niềm vui trong khổ ải, dí dỏm trong cần lao, để mang lại nụ cười cho ta và cho mọi người, nhất là lớp trẻ. Thế rồi, ông lao vào việc tập vẽ trên cái nền của sự hài hước. Lang thang khắp chốn để tìm tòi, ông học lỏm những ngón nghề hội họa của nhiều họa sĩ đường phố, học mót ý tưởng của những người hài hước trong dân gian... rồi sáng tạo thêm. Nhờ vậy, ông trở thành một nghệ nhân tự do trong đám dân nghèo. Từ đó, “con chuột Mickey” ra đời và tiếp theo là những vịt Donald, nai Bambi, voi Jambo... rồi 7 chú lùn và nàng Bạch Tuyết,...
Không có điều kiện để học lên cao và cũng không qua một trường nghề nào, chủ yếu nhờ vào sự dày công tự học và tự sáng tạo. Cứ thế, ông dấn thân vào đời và tạo dần cơ nghiệp. Khi vùng đất nơi ông ở trở thành đô thị và đi vào công nghiệp hóa, đó là năm ông tròn 28 tuổi, cũng là lúc ông nghĩ đến phim truyện hoạt hình và công nghệ giải trí. Đã nhiều lần kịch bản hoạt hình của ông đã bị các nhà làm phim từ chối. Cứ mỗi lần như vậy, ông kiên trì chỉnh sửa và hoàn thiện dần cho đến lúc được chấp thuận. Từ một người biên soạn kịch bản, dần dà ông lập hãng phim mang tên Hãng Disney và trở thành một trong những đặc sắc của phim ảnh Hollywood. Trong gian truân đầy ắp, ông nhận ra “khó khăn
95
không phải ở hoàn cảnh trói tay, mà ở chí khí cạn kiệt”. Bao nhiêu lần muốn “thôi”, nhưng ông đã tự vực mình dậy để “tiến” - tiến cả những lúc trắng tay, không tiền, vì ông nghĩ có tiền mà không lo học hành và luyện tập thì kể như không tiến.
Nước Mỹ đã tôn vinh ông không chỉ là nhà doanh nghiệp vĩ đại, còn là nhà văn hóa vĩ đại, vì những cống hiến giá trị to lớn của ông cho nền kinh tế và cả nền văn hóa của Hoa Kỳ. Chính ông là người sáng lập nên kỷ nguyên mới cho nền văn hóa giải trí lành mạnh đầy chất nhân văn và chất giáo dục tại nước Mỹ, đồng thời tạo ra một nền công nghiệp Disneyland và tiếp theo là Disneyworld, EuroDisney khổng lồ (tại Pháp), lan rộng sang nhiều nước, mang tính toàn cầu.
Vĩ đại là thế, nhưng những bài học của ông về hướng nghiệp và vào đời thì không cao xa lắm, lại giản dị và dễ hiểu nếu biết tự đòi hỏi ở mình nhiều hơn chờ đợi nơi người khác. Có thể tóm tắt những bài học đó của ông vào những ý tưởng sau đây:
1. Nghề nghiệp được tìm kiếm từ trong tim óc của ta. từ nơi ta sống, từ điều ta học. Học dù ít cũng phải cố vận dụng cho nhiều.
2. Hướng nghiệp từ ý thức lao vào việc, không quản công, đừng ngại khó, lấy nghề dạy nghề, nhưng không quen học hỏi từ người khác.
3. Hướng nghiệp đừng quá câu nệ vào đồng vốn, nhưng phải cậy vào chí cao, nghị lực lớn, dũng khí mạnh. Dám làm nhưng phải tỉnh táo.
4. Sở trường hoặc năng khiếu là cần, nhưng không căn bản bằng đức kiên trì trong khổ luyện. Không ỷ lại vào trí thông minh.
5. Thường xuyên trau giồi trí tưởng tượng sáng tạo đi đôi với việc tham khảo gương sáng tạo của người khác để khuếch trương nghề, tăng trưởng sự nghiệp với tinh thần sáng tạo.
96