Khi còn học cấp 3, tôi cùng bạn bè đua nhau luyện thi và bảo rằng, cứ trúng tuyển vào ĐH với một ngành học đúng như sở thích, được coi là hướng nghiệp xong. Vào ĐH đến năm thứ 3 mới thấy mình chỉ đi được có “ba bước” trên con đường hướng nghiệp. Bây giờ đã tốt nghiệp với mảnh bằng cử nhân và đi làm được 3 năm, công việc dần ổn định và từng bước đã thấy vững tay nghề. Như vậy có được xem là tôi đã đi hết con đường hướng nghiệp chưa? Nếu chưa hết, tôi còn phải đi “mấy bước” nữa mới kết thúc?
Để có thể tự trả lời, bạn nên tự hỏi câu này (như một gợi ý nhỏ): Ta dự định sẽ gầy dựng một cơ nghiệp và theo đuổi sự nghiệp đó đến bao giờ? (Đến tuổi hưu, hay đến lúc xuôi tay? Hoặc đến lúc chán, không còn thiết tha với nghề đang làm nữa? Hoặc giả không chán, nhưng đến lúc vận hạn, không còn có thể tiếp tục theo đuổi nghề mình ưa thích nữa?...).
Hướng nghiệp khác với hôn nhân ở chỗ: Hôn nhân có thể kết thúc bằng ly dị và sau đó sống độc thân. Còn hướng nghiệp, nếu bạn bỏ nghề đang làm, đương nhiên phải tìm kiếm một nghề khác, vì đời người có thể thiếu hôn nhân chứ không thể thiếu nghề nghiệp. Do vậy, nếu cuộc đời đang cần bạn tồn tại, thì chính cuộc đời cũng đặt bạn vào vị trí phải luôn luôn đối mặt với nghề nghiệp, hơn thế: với sự nghiệp mà bạn đang theo đuổi. Nói khác đi: chừng nào còn phải theo nghề, phải hành nghề (dù có đổi nghề hay không), chừng đó còn phải hướng nghiệp, để được sống có ý nghĩa với đời. Nếu bạn nghĩ như thế, tức là bạn thấy được rằng, việc hướng nghiệp gắn bó với bạn suốt đời.
Hướng nghiệp có mục đích cao nhất của nó là cống hiến (chứ không chỉ mưu sinh). Nhưng cống hiến đến bao lâu thì đủ? Điều đó lại vô cùng, vấn đề chỉ là tùy sức, tùy tâm. Vậy hướng nghiệp cũng là vô hạn, có mục đích cao nhất, nhưng không có điểm dừng cuối cùng. Có người nói: tới chết mới hết
63 hướng nghiệp. Nói như vậy nghe có vẻ đúng, nhưng chưa thật đúng hẳn. Bởi vì, hướng nghiệp không chỉ cho chính mình, còn nghĩ tới người khác và đời sau. Cống hiến không chỉ để lại di sản vật chất, còn phải nghĩ tới việc để lại di sản tinh thần cho hậu thế. Theo nghĩa đó, nhờ hướng nghiệp mà có các nghề
gia truyền (trong họ tộc), nghề truyền thống (trong cộng đồng), nghề hiện đại (trong xã hội). Cũng nhờ hướng nghiệp mà các di sản về ý tưởng, bút tích, văn bài, tư liệu, thậmchí đến cả hệ tư tưởng, những quan điểm khoa học và kỹ thuật, những quan điểm nghề nghiệp và dân sinh (tích hợp trong các sách báo và tư liệu) được lưu truyền. Như vậy, dòng hướng nghiệp kéo dài mãi theo thời gian, theo sự tiến bộ của xã hội và nền văn minh của loài người. Nó không bó gọn trong một đời người, mà mở hướng ra đến mọi người, mọi thế hệ kế tiếp. Nó là trường tồn.
Thực tế như bạn nói, nhiều người nghĩ rằng: hướng nghiệp chỉ là định hướng ngành nghề thôi, chọn được nghề rồi kể như xong. Họ quên rằng, đi với nghề bao giờ cũng có nghiệp. Chọn nghề phải chấp nhận nghiệp của nó. Hơn nữa, dù đi với nghề chỉ đơn thuần là “nghề” thôi, thì có cả “trăm thứ tơ vương” do nghề nảy sinh, đến cả đời bạn cũng chưa giải tỏa được hết, kể cả khi bạn “phất” lên rất mạnh nhờ nghề. Đơn cử một chuyện nhỏ: Tiền kiếm được, bạn tiêu xài ra sao? Đấy là một bài toán không đơn giản. Sống bằng đồng tiền chân chính, nhưng nếu tiêu xài không phải lẽ cũng là một chỗ yếu (có khi rất yếu) trong quá trình hướng nghiệp của một đời người.
Các đại gia thuộc tầng lớp thực sự là đại nhân, họ không để tiền lại cho con theo nghĩa thừa kế. Hơn thế, họ chú trọng để công đức lại cho con. Đấy mới chính là gia sản quý báu nhất, là của “hồi môn” đạo nghĩa nhất. Những đại gia như thế dù chưa đi hết chặng đường hướng nghiệp (vì họ còn nhờ đời sau tiếp nối) nhưng được coi là những người thực sự xứng đáng đi trên đoạn đường đã hướng nghiệp trong đời mình.
Quang Dương - nhà tư vấnhướng nghiệp
64
PHẦN B