nghĩa?
Một bác sĩ “5 điểm” khi tốt nghiệp, dù ra trường trước bác sĩ “9-10 điểm” từ nhiều năm, chắc chắn có sự khác nhau rất xa về chất lượng khi chữa trị cho bệnh nhân. Em hiểu rằng, điều đó không chỉ chờ lúc ra làm việc, mà ngay từ khi học ĐH, ở họ đã có sự khác nhau rất xa về cách học, cách tự đào tạo của mỗi người. Nhưng em muốn biết rõ thêm, đâu là chìa khóa của cách học nâng cao (từ phổ thông đến ĐH), tiến tới tiếp cận với kỹ năng học tập và nghiên cứu ở ĐH?
(Một thí sinh vừa trúng tuyển đại học)
Trước bạn vài tháng, có một SV y khoa năm thứ 3 đến tư vấn về giáo dục. Bạn ấy nêu một thắc mắc như thế này, đưa ra một tình huống có thật, rất éo le, xin thuật lại để cùng tham khảo:
“Những năm cuối ở bậc học phổ thông, em chú trọng học luyện thi, không quan tâm đến cách học. Hồi đó bạn em lại rất siêng cải tiến cách học, ít theo lớp luyện thi. Đến lúc thi tuyển vào ĐH, em đỗ, bạn ấy rớt. Một năm sau, bạn ấy mới đỗ, cùng ngành học và cùng trường ĐH với em. Đến nay, chẳng biết vì nguyên nhân gì mà em nghiệm thấy trong chuyên môn, mình không sắc sảo bằng bạn, dù em hơn bạn một lớp. Có một điều em thấy rất rõ là đứng trước một tình huống thực tế hay một vấn đề nhận thức, bạn ấy thường có những cách lý giải rất thuyết phục. Hỏi bí quyết, bạn ấy trả lời khiêm tốn: “Mình chỉ biết “cố lên”, “cố lên”, vậy thôi!”. Mà em cũng “cố nhiều” đấy chứ, sao vẫn thua bạn? Và, điểm bài làm của em thường chỉ quanh quẩn 5 - 6, còn bạn thì luôn luôn được 8 - 9 (với cùng những thầy dạy giống nhau). Vậy xin hỏi, thực chất, bí quyết sâu xa của cách học nằm ở đâu?”.
Bí quyết sâu xa (hay chìa khóa căn bản) của cách học nâng cao không nằm ở tư chất thông minh, mà khởi sự ở ý thứctìm học. Tư chất thông minh chỉ thực sự cộng hưởng khi ý thức tìm học đã nêu cao (giống như người đập bóng chỉ phát huyđược tác dụng khi có người nêu bóng). Có thể em thông minh hơn bạn, nhưng chưa hẳn đã chủ động tìm học nhiều hơn bạn (nhất là chủ động tìm cách học, hơn là chủ động “nhồi kiến thức”). Hơn thua nhau là ở chỗ này. Cội nguồn nằm ở đó.
... Những thắc mắc trên đây khiến tôi nhớ lại lời của GS.BS. Tôn Thất Bách (con của cố GS.VS. Tôn Thất Tùng) thường nhắc nhở sinh viên của ông: “Các anh chị muốn thành một lương y, phải trau giồi cái tâm trước; muốn làm thầy thuốc giỏi, cần gắng công học cách học - cách chủ động tìm tòi và cách động não tư duy”.
Đó là nói tổng quát. Và, lời tổng quát này có thể ứng dụng cho cả HS phổ thông, vì tại đây, HS đã cần phải dần quen với phong cách học chủ động tìm tòi và động não tư duy (thay vì thụ động chờ giảng
56 và nặng về ghi nhớ). Không phải “cố lên” đã là tốt. Vấn đề là “cố” bằng cách nào (phương pháp não công hoặc thói quen thụ động)? Nếu “cố ghi chép, cố ghi nhớ, cố tái hiện để... cố tái tạo khi làm bài” thì mãi mãi, may lắm, chỉ ở hạng... “5 điểm”. Đó là kiểu cố gắng, chăm chỉ một cách thụ động, thay vì tích cực một cách chủ động.
Các nhà sư phạm lỗi lạc đã tổng hợp những lý thuyết về cách học ở ĐH theo 4 hướng cụ thể sau đây:
+ Học cách thức đi tới sự hiểu biết là chính, thay vì học nội dung kiến thức là chính. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật.
+ Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp, nhiều hơn việc lĩnh hội kiến thức tổng quát và ghi nhớ máy móc.
+ Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động, khi đứng trước một vấn đề hay xử lý một tình huống nghề nghiệp. Biết mềm hóa tư duy và tùy cơ ứng biến.
+ Học phương pháp nghiên cứu đi từ mổ xẻ vấn đề để khảo sát đối tượng, xét thực trạng và mọi nguyên nhân để tìm các giảipháp đồng bộ cho việc giải quyết những tình huống đa chiều. ... Những nhà khoa học và kỹ thuật tài ba đã nhờ cách học như thế mà thành đạt không chỉ trong lĩnh vực chuyên ngành, còn am tường nhiều ngành kế cận khác. Bởi vậy, suy cho cùng, học cách học ở ĐH là học cách tự đào tạo, cách tự làm thầy cho chính bạn.Khó đấy! Nhưng nếu không học theo kiểu đó thì sự thành đạt đối với bạn còn khó hơn, kết cục sẽ không tránh khỏi tụt hậu trên đường đua ở bậc ĐH và cả sau này.
Quang Dương - nhà tư vấnhướng nghiệp
www.tuvanhuongnghiep.vn