Làm sao để không chọn lầm nghề?

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 88 - 90)

C. Thái độ Bao trùm tất cả: thái độ thực tiễn, gồm bốn dạng chính:

Làm sao để không chọn lầm nghề?

Vấn đề hướng nghiệp và chọn nghề được coi là việc quyết định sự nghiệp trăm năm của một đời người. Nếu hướng nghiệp sai, chọn lầm nghề, chắc chắn sẽ làm hỏng tương lai của người đó. Một công trình nghiên cứu gần đây cho biết, nhiều người trong giới trẻ đang chọn lầm nghề mà tự mình không biết, hoặc khi đã biết thì quá muộn!

Một học sinh lớp 12 đến trắc nghiệm hướng nghiệp ở Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông (Q. 3 - TP.HCM), nêu nguyện vọng muốn vào ngành hải quan. Kết quả trắc nghiệm cho thấy bạn đó có khả năng trí tuệ để tiếp cận với nghiệp vụ hải quan, nhưng bản tính lại mê vật chất, thích hưởng thụ, thiếu tự chế và khó ghép mình vào khuôn phép. Cuối cùng, sau kết quả trắc nghiệm, lời tư vấn hướng nghiệp đã ghi: “Với em, nên tránh chọn nghề hải quan và một số nghề khác như...”

Muốn chọn nghề để đeo đuổi như một sự nghiệp suốt đời (thay vì tạm bợ trong một thời gian ngắn bởi mưu sinh), nghề đó phải được ta thích, nhưng căn bản hơn - phải hợp với ta.

Thích là ý muốn chủ quan, nói lên hứng thú, nguyện vọng. Hợp là yêu cầu khách quan, đòi hỏi năng lực, phẩm chất có thể đeo đuổi được tốt hay không từ lúc học nghề đến lúc hành nghề. Thích hay hợp cũng có những mức độ khác nhau. Mối quan hệ giữa các mức độ thích với hợp, giữa sự thích hợp với việc lựa chọn môt nghề nào đó, được biểu thị qua bảng sau:

89 hợp thích Không phù hợp Đừng chọn 1 Đừng chọn 2 Đừng chọn 3 Đừng chọn 4 Tương đối hợp Đừng chọn 5 Đừng chọn 6 Có thể chọn 7 Chọn được 8 Rất phù hợp Đừng chọn 9 Có thể chọn 10 Chọn được 11 Chọn tốt 12

Các ô đánh số (từ 1 - 12) cho biết sự kết hợp giữa các mức độ thích và hợp, đồng thời xác định hướng lựa chọn hoặc không chọn:

+ Nếu vô tình (do không biết) hoặc buộc phải chấp nhận một lựa chọn đi ngược với lời khuyên đã ghi trong các ô 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 9, đó là quyết định sai lầm, ảnh hưởng xấu đến tương lai lập nghiệp. + Vì lý do nào đó, nếu phải chấp nhận sự lựa chọn tạm cho là “có thể” như đã ghi trong các ô 7 và 10,

đó là sự lựa chọn tuy hơi khiên cưỡng nhưng còn hy vọng vớt vát và cải thiện bằng sự nỗ lực của bản thân.

+ Nếu chấp nhận theo hướng kết hợp ở các ô 8 và 11, đó là sự lựa chọn tương đối ổn định, có khả năng hoàn thiện bằng sự liên tục gắng sức.

+ Lý tưởng nhất là chọn nghề theo sự xác định ở ô 12.

Tóm lại, hướng tổng quát để xem xét và quyết định khi lựa chọn: a/ Nếu chỉ thích mà không hợp: không tốt, đừng chọn.

b/ Nếu chỉ hợp mà không thích: không hay, đừng chọn.

c/ Chung kết: chỉ nên chọn nghề nào đó vừa được ta thích, vừa hợp với ta. Đó là một quyết định không lầm lẫn.

Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra: để thực sự không lầm, lẫn ngay từ đầu, làm sao để xác định đúng cái gọi là thích, và nhất là biết xác định đúng điều gọi là hợp?

Có những sở thích không ổn định, hoặc thích theo phong trào (thấy người khác thích, mình cũng khoái), đừng nghĩ rằng đó là một hứng thú có thật. Hứng thú thật sự phải là một khát vọng được nuôi dưỡng qua nhiều năm tháng bởi những chất men kích thích ta dấn thân, thôi thúc ta thể hiện. Người thích vẽ vì thấy bạn mình vẽ đẹp, khác với người thích vẽ khi tự mình đã cầm cọ và nhiều lần quên ăn quên ngủ bởi bận bịu với cây cọ. Người thích đá bóng vì hâm mộ bóng đá khác với người mê đá bóng, đến mức ngày nào cũng có nhu cầu đá bóng, không được đá thì không chịu nổi, đứng ngồi không yên! Bởi vậy, đừng nghĩ rằng ai khoái karaoke, người đó sẽ thành ca sĩ nhờ sở thích “hát dựa”!

Không phải “mê sĩ” nào cũng thành nghệ sĩ hay tiến sĩ. Cha mẹ thấy con mình thích chơi vi tính và ít khi rời tay khỏi con chuột, chớ vội nghĩ rằng nó có khiếu về tin học. Đến khi nhận thông báo kết quả sau ba năm học tin học ở trường phổ thông, có phụ huynh mới hay là con mình chỉ đạt mức tạm được, với

90 lời phê của thầy: trí tưởng tượng chưa mạnh, óc phán đoán chưa tinh, thao tác xử lý chưa nhạy, thích chơi vi tính nhiều hơn học vi tính...

Bạn trẻ cần tìm cách hiểu được chính mình về mặt thể chất, và nhất là hiểu đặc điểm tâm lý của mình trên hai bình diện cơ bản: phẩm chất năng lực, xem có thể phù hợp hay không phù hợp với nghề nào. Éo le thay, để tự hiểu mình không dễ, thường hay ngộ nhận! Muốn tránh ngộ nhận, cần trông cậy vào sự giúp đỡ của các trường học có bộ phận “khải đạo” (tư vấn học đường). Tại đó, các chuyên gia tâm lý hướng nghiệp sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn.

“Hãy là chính mình, thực sự là mình, hợp với các đặc điểm của mình khi bạn kết duyên với người tình, hay kết duyên với nghề nghiệp”. Câu nói đó (trong tác phẩm Khoa sư phạm tích hợp) của ông Savier Roegiers - phó giám đốc Văn phòng công nghệ giáo dục đào tạo (BIEF) - đáng để chúng ta suy ngẫm khi hướng nghiệp và chọn nghề.

Báo Tuổi trẻ chủ nhật

QUANG DƯƠNG - nhà tư vấnhướng nghiệp

www.tuvanhuongnghiep.vn

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 88 - 90)