Một số thắc mắc nhỏ, nhưng ý nghĩa không nhỏ chút nào

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 60 - 62)

[Vài thắc mắc dưới đây được trả lời ngắn. Có người cho là “chuyện nhỏ”. Nhưng, nếu bạn suy nghiệm thêm từ lời đáp và từ thực tế, sẽ thấy có nhiều khía cạnh của những vấn đề to tát mà bạn (hay ai đó) đã hoặc sẽ gặp phải khi vào đời và hướng nghiệp].

1. Với thế mạnh của mình (nhiều bằng cấp cao, biết hai ngoại ngữ, sắc vóc điển trai,...), tôi chủ động đi tìm việc hơn là xin việc. Vậy mà đến nơi nào cũng bị từ chối, chỉ được buổi đầu họ niềm nở tiếp tôi! Sau những lần được tiếp, tôi nghiệm ra rằng, có lẽ họ chê tôi đưa hồ sơ bằng... một tay ; còn khi phỏng vấn, sau lời đáp, tôi thường hay hỏi ngược lại. Họ cho là tôi

61

ưa “vặn vẹo” chăng! Tôi nghĩ, nếu đó là nhược điểm, có gì to tát đâu mà họ bỏ qua một nhân lực có tiềm năng?

Bạn đừng quên rằng, những nhà tuyển dụng khôn ngoan thường có cái nhìn tổng thể về một ứng viên. Cái gọi là “tổng thể” đó được quy tụ ở kiểu cách của ứng viên khi giao tiếp và ứng xử. Có một chuyên gia tuyển dụng tại một Trung tâm “Head Hunter” đã “bật mí” như thế này: “Kiểu giao tiếp và ứng xử của một ứng viên nói lên bộ mặt văn hóa của người đó, mà “bộ mặt văn hóa” lại là sự “hóa thân” của những tính cách căn bản nơi con người. Giá trị đó to lớn hơn và xác thực hơn mọi bằng cấp, mọi trình độ”.

Thật vậy! Đừng nên cậy những gì mang danh nghĩa. Chỉ nên cậy những gì có thực chất. Mà thực chất đáng nể nhất lại là bộ mặt văn hóa. Bộ mặt đó không cần điểm tô bằng phấn son, mà cần tô điểm bằng nhân cách.

2. Ông sếp nơi tôi làm việc thường hay nhắc nhở các nhân viên rằng, có những tiểu tiết vụn vặt không đáng phải bận tâm, vì dây vào sẽ rách việc và tầm thường. Ổng còn nói: có những tiểu tiết mà không tiểu tiết chút nào, nó tuy nhỏ nhưng có một giá trị lớn lao và có một ý nghĩa quan trọng. Tôi thực sự chưa hiểu loại nào là tiểu tiết “tầm thường”, loại nào là tiểu tiết “mà không tiểu tiết” trong công việc, trong hướng nghiệp?

Vấn đề này được xét từ lẽ sống và lối sống, được thể hiện qua lề thói làm việc và cung cách xử lý của một con người khi “đụng chuyện”. Có người làm chẳng được bao nhiêu việc, nhưng lại thường bận tâm đến những chuyện tranh giành quyền lợi hoặc suy tính thiệt hơn. So với sự nghiệp chung thì việc suy tính cho danh lợi riêng chỉ là tiểu tiết. Nếu vướng vào đó sẽ khiến ta nhỏ nhen, thiển cận, tầm thường.

Mặt khác, chẳng hạn khi đi xin việc, nếu ứng viên chuẩn bị một bộ hồ sơ tuy đầy đủ các văn bản cần thiết, nhưng sắp xếp không thứ tự, không được đính kẹp, không có chemise bao ngoài... lập tức điều đó sẽ đập vào mắt nhà chức trách với một ánh nhìn thiếu thiện cảm. Ngay từ đầu, đó là một dấu hiệu thất bại của ứng viên. Ví dụ khác: khi đi làm, mỗi lần bước ra khỏi phòng sau giờ làm việc, nếu ai đó thường quên tắt đèn, tắt quạt (hay máy lạnh) hoặc đồ đạc trên bàn giấy của người đó vẫn để ngổn ngang..., đấy cũng là những dấu hiệu tiểu tiết khiến nhân viên ấy bị “trừ điểm” trong cách đánh giá của sếp.

Tiếc thay, các tiểu tiết đó được tích hợp lại thành những đường nét chấm phá, phác họa nên một chân dung chưa trưởng thành của một người đang ở “tuổi trưởng thành”. Cách nhìn nhận đó không phải xuất phát từ sự khắt khe của nhà tuyển dụng hay của ông sếp, mà trước hết, xuất phát từ yêu cầu của nghề nghiệp. Không có một nghề nghiệp nào (dù nhỏ tới đâu) chấp nhận những thái độ tắc trách, cẩu thả.

3. Em đang phải theo một nghề mọn (nghề đan lát) trong lúc em mơ ước làm những nghề lớn lao, như thiết kế tạo mẫu, tiếp thị quảng cáo, điện tử viễn thông,... để có điều kiện phát huy sáng tạo. Có phải tính sáng tạo sẽ khó được kích thích và nảy nở ở những nghề khiêm tốn? Em thấy hình như những nhà sáng tạo đều đi lên từ những nghề có quy mô tầm cỡ, đúng không?

62 Bạn hơi bị mơ hồ và nhầm lẫn về ngọn nguồn của sự sáng tạo. Óc sáng tạo xuất phát từ cảm xúc sáng tạo. Cảm xúc sáng tạo lại bắt nguồn từ những tình huống thực tế đan xen vào công việc mang yếu tố thử thách.Chúng kích thích trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của bạn khi tìm cách vượt qua thử thách. Điều này thì bất kỳ nghề gì, việc gì cũng gặp phải. Nhiều nhà chuyên môn đã có những sáng tạo to lớn xuất phát từ những công việc nhỏ, làm những nghệp vụ nhỏ. Người bán rau ở chợ cũng có thể nảy sinh nhiều sáng kiến và tính sáng tạo khi dọn hàng, chào hàng, bán hàng, bảo quản hàng, vận chuyển hàng,... Như vậy, miễn là là bạn nuôi dưỡng sự nhạy bén trong cảm xúc sáng tạo và tư duy sáng tạo thì làm nghề nhỏ vẫn có được những sáng kiến lớn.

Ngày xưa, Walt Disney trưởng thành từ một lãng tử vẽ tranh trên đường phố. Với nghề mọn ấy, ông đã chăm chút từng nét vẽ vui tươi để tạo dáng hấp dẫn cho con chuột Mickey... Và về sau, chính “con chuột ngộ nghĩnh ấy” đi dần vào sách truyện và phim ảnh, vào những thú vui tiêu khiển của hàng triệu trẻ thơ trên thế giới. Đã có nhiều đại gia nói đùa: Sự sáng tạo của W. Disney đi từ “con chuọt nhắt”. Vâng! Không có con chuột Mickey hồi đó sẽ chẳng có cả một nền công nghiệp giải trí đồ sộ của W. Disney mang tầm cỡ toàn cầu như ngày nay.

Quang Dương - nhà tư vấnhướng nghiệp

www.tuvanhuongnghiep.vn

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)