Xung quanh vấn đề chọn ngành nghề phù hợp: Nghề nghiệp với bằng cấp

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 86 - 88)

C. Thái độ Bao trùm tất cả: thái độ thực tiễn, gồm bốn dạng chính:

Xung quanh vấn đề chọn ngành nghề phù hợp: Nghề nghiệp với bằng cấp

Con tôi đang rất sung sức về thể lực, lại có hai bằng đại học và ba chứng chỉ hành nghề. Chẳng lẽ như vậy chưa đủ “phù hợp” để làm việc và hành nghề hay sao? Nếu thiếu thì thiếu gì cần thiết để liệu mà chuẩn bị từ bây giờ?

87 (Đó là bức xúc của nhiều vị phụ huynh đã bày tỏ khi đưa con em đến trắc nghiệm hướng nghiệp tại Trung tâm tư vấn Tâm lý - Giáo dục, thuộc Hội khoa học Tâm lý - Giáo dục TP. HCM - 43 Nguyễn Thông - Q.3 - TP. HCM).

Vâng! Có thể nói bằng cấp (dù bằng thật và đúng chuyên ngành) cũng chưa đủ để dự tuyển khi xin việc và hành nghề khi làm việc. Có bằng cấp, cần lắm! Nhưng vào đời với bằng cấp, chỉ như có giấy thông hành. Hành trang hướng nghiệp và “tấm hộ chiếu” vào đời còn nhiều thứ hệ trọng khác. Riêng chuyện bằng cấp, những nơi tuyển dụng lao động còn phải xem xét thêm thực lực. Theo họ, bằng cấp hay học vị chỉ là giấy tờ và danh nghĩa để họ tham khảo, chưa đủ để thuyết phục về một tài năng hay một nhân cách.

“Chúng tôi tuyển lao động, chứ không tuyển bằng cấp” - các nhà tuyển dụng của Công ty cổ phần Công nghệ thông tin E.I.S đã nói thẳng như thế sau khi có nhu cầu tuyển đến 30 ứng viên vào các vị trí cần thiết mà rốt cuộc không tìm được ai phù hợp, dù có bằng cấp đầy mình (!). Họ muốn lưu ý rằng, người xin việc trước mắt hay làm việc lâu dài cần thấy sự thiết yếu phải coi trọng thực chất hơn hư danh.

Dù bằng cấp cao vẫn chưađủ “phù hợp” để hành nghề, nên phải nảy sinh vấn đề phỏng vấn tuyển dụng, trắc nghiệm tính cách cá nhân và trắc nghiệm tài năng thực chất tại những nơi tuyển người làm. Họ “kỹ” như vậy cũng có lý. Ông Jonathon Waugh - Trưởng đại diện của Tập đoàn Môi giới Chứng khoán Jandine Fleming Group (Anh) cho biết: “Có những tài năng mà thiếu... thiện chí, giống như con cá to mà bị ươn, khiến chúng tôi phải chối bỏ, không xài được”.

Riêng việc theo đuổi ngành nghề, có người học nghề thì học được (đỗ đạt cử nhân hẳn hoi) nhưng khi dấn thân vào nghề, mới tự thấy “dội” -không hợp. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp như thế khi họ đến trắc nghiệm hướng nghiệp tại Trung tâm tư vấn 43 Nguyễn Thông - Q.3 - TP.HCM.

Số liệu khảo sát của một công trình nghiên cứu về hướng nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh (*) cũng cho thấy trên 78% trong tổng số sinh viên tốt nghiệp loại trung bình ra làm việc đúng ngành nghề nhưng không đạt hiệu quả, được nơi tuyển dụng cho là năng lực yếu. Chưa nói đến số “cử nhân” vừa yếu năng lực, vừa không mạnh về phẩm chất. Và như vậy, họ càng không hợp với ngành nghề đã chọn. Với họ, nếu chọn ngành nghề khác, ở cấp đào tạo khác, chắc sẽ phù hợp hơn.

Nói nôm na, chọn ngành nghề như chọn giày dép. Tùy theo độ gầy béo, to nhỏ và màu da của chân mà lựa chọn theo độ cao thấp, kích cỡ và sắc màu của giày. Nghĩa là, phải phù hợp với nhiều yếu tố, không chỉ riêng kích cỡ. Cũng vậy, nếu có bằng cấp đi kèm với thực lực, nhà tuyển dụng chỉ thừa nhận bạn mới phù hợp một phần về “kích cỡ” nghề. Sở dĩ nói “phù hợp một phần”, vì ngoài kích cỡ về năng lực, còn có kích cỡ về thể lực (nhất là sức khỏe tinh thần: bạn có đủ mạnh về thần kinh không, khi gặp thất bại liên tiếp?).

Hơn thế nữa, còn có kích cỡ về phẩm chất. Điều này mới thật sự thiết yếu. Chẳng hạn: bạn là người hướng nội, trong khi công việc của nghề đòi hỏi một tính cách hướng ngoại, liệu bạn có bị lâm vào tình trạng phải “đẽo chân cho vừa giày”? (khó như vậy, sao gọi là phù hợp được!). Hoặc giả, sung sức thì tốt thật đấy, nhưng sung sức mà có sẵn sàng “xả thân” với nghề không, hay chỉ quanh quẩn tính chuyện thu nhập và chức danh trong nghề? Nếu bạn không bị vướng vào những tính cách vụn vặt ấy thì nghề rất sẵn sàng “OK” với bạn. Thế mới gọi là phù hợp tối đa.

88 Nhà tuyển dụng rất muốn có những nhân viên làm việc vừa giàu năng lực, vừa biết chịu khó “xả thân”, và đừng vội nghĩ như vậy là họ muốn “bóc lột”! Không, nghề nghiệp đòi hỏi như thế. Lương tâm nghề nghiệp càng đòi hỏi sự dấn thân tối đa, biết “sống chết” với nghề. Nhà doanh nghiệp tài năng của Microsoft - Ông Bill Gates, khi được hỏi “Thế nào là yêu nghề?” đã trả lời: “Người yêu nghề thật sự là người biết cống hiến cho nghề, dù rằng bên ngoài nhiều khi giống như là cống hiến cho người tuyển dụng. Người đó không vội đòi hỏi những vinh hiển do nghề mang lại, mà tự đòi hỏi ở mình nhiều hơn, liên tục hơn. Và tất nhiên, công lao của họ sẽ được đền bù xứng đáng”.

Có lẽ, đó là một trong những phẩm chất hàng đầu của những người muốn đi với nghề suốt đường đời và sự nghiệp.

Khi tự thấy chưa đủ mạnh về năng lực và phẩm chất nhưng muốn tiếp tục theo đuổi nghề đã “lỡ chọn”, đành phải ráng “gồng lên” để phù hợp với yêu cầu cao của ngành nghề đó. Vì vậy mới có chuyện “đào tạo lại” hoặc “bồi dưỡng thêm”. Nói một cách hình tượng: “Phải lót thêm bông vào quanh chân để đi cho vừa giày” (lời một chuyên gia về giáo dục hướng nghiệp của UNESCO - GSTS. R. Sharma).

Báo Tuổi Trẻ

QUANG DƯƠNG - nhà tư vấnhướng nghiệp

www.tuvanhuongnghiep.vn

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)