Chọn người hợp tác trong lập nghiệp

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 59 - 60)

Trong quá trình lập nghiệp và hành nghề, tôi cần tìm người hợp tác. Ban đầu tưởng đơn giản, nhưng vào cuộc mới thấy phức tạp, nhất là khi muốn chọn cho được một người tin cậy để có thể hợp tác lâu dài. Bạn tôi lập nghiệp được một thời gian đã bị phá sản, vì chọn lầm người hợp tác. Để chọn đúng người (dù phải mất công đào tạo lại hoặc bồi dưỡng thêm), tôi phải tuân theo những nguyên tắc nào là căn bản? Bằng cách nào để tuyển được người xứng đáng, không bị phản trắc, tránh được hậu họa?

(Băn khoăn của một người đã lập nghiệp được 4 năm, đang tiếp tục triển khai cơ nghiệp và cần thêm phụ tá).

Chọn người hợp tác trước mắt hay lâu dài, hoặc tuyển người để đào tạo hay làm việc, nói chung là những vấn đề nhân sự - thật không đơn giản! Càng phức tạp khi người đó sẽ được đặt ở một vị trí công việc cơ yếu. Trên đường lập nghiệp, đây không chỉ là một bài toán hành nghề (tổ chức cơ cấu) mà trước hết, đó là một bài toán tâm lý (tìm hiểu nhân sự).

“Hãy biết nhận định về một con người không chỉ qua quan sát, mà chủ yếu là qua thử thách, qua hành động, rồi phân tích, phối kiểm, xem xét trước khi kết luận”.Đó là lời vắn tắt về cách xét đoán nhân sự của một nhà tâm lý học nổi tiếng về nghiên cứu tâm lý hành vi - GSTS. Thorndike. Dân gian thường mách bảo với ta: Hiền ác không thể hiện rõ qua nét mặt. Nhưng “đụng chuyện” mới hiểu được chân tướng, mà phải chứng kiến qua nhiều lần “đụng” mới biết chắc ai tốt ai dở!

Khoa Tâm lý cho biết, nếu bạn muốn chọn không lầm người, trước hết, cần cảnh tỉnh chính mình

theo 7 điều cần tránh sau đây: Tránh cảm tính, tránh vội vàng, tránh định kiến, tránh phiến diện, tránh nghe một chiều, tránh xét một phía, tránh thử một cách (*).

Từ ngàn xưa, cổ nhân đã biết tuyển người hiền tài để đào tạo tiếp tục hoặc bổ dụng làm quan, và họ không mấy khi bị lầm. Nguyên tắc bất di bất dịch từ xưa tới nay trong việc chọn người là phải kiểm nghiệm qua thực tế. Nhưng vấn đề được đặt ra: Làm sao có thực tế ngay khi đó để kiểm nghiệm (nhất là khi mới tiếp xúc đối tượng lần đầu)? Lời đáp cho câu hỏi này là, theo Thorndike: “Hãy học cách khôn

60

khéo và tế nhị để tạo ra tình huống thực tế, khiến cho đối tượng phải xử lý tình huống thực tế đó một cách tự nhiên, không cảm thấy bị thử thách. Cao hơn nữa, tạo nên những tình huống vui vẻ như một cuộc chơi, trong sự hòa đồng, không có cách biệt”. Những buổi tiếp xúc về sau cũng là những lần liên tiếp tạo ra các tình huống thực tế khác để phối kiểm. Chọn phụ tá (người giúp việc kế cận, giữ vị trí trọng trách) càng cần phải được thử thách nhiều hơn, kiểm nghiệm kỹ hơn. Như vậy, trong việc này, cần phải có cả nghệ thuật và kỹ thuật thử thách, để đạt tới độ tinh tế và hiệu quả. Khi theo dõi thử thách, phải hết sức kín đáo, tự nhiên.

Chuyện xưa về thời thơ ấu của Tôn Ngộ Không có kể lại một giai thoại khi chàng Tôn đi tìm thầy học võ. Bước đầu trong buổi bái kiến tại Chùa Thiếu Lâm, thấy “mặt khỉ” của chàng Tôn, vị sư già đã không tin và có ý từ chối truyền dạy võ đạo. Nhưng vì Tôn Ngộ Không (TNK) cố nài nỉ, nên sư phụ đã khéo léo thử thách như một trò chơi: Ông khạc nhổ thật nhiều đờm vào một cái chén và bảo TNK đem đờm đi đổ ở một nơi không có trời, chẳng có đất. Vậy thôi!

Cầm bát đờm trong tay, thoạt đầu TNK rất băn khoăn, không biết nên đổ vào đâu để đạt được cả 2 yêu cầu đó cùng lúc. Đổ lên đầu hay lên tay? Đổ lên bàn hay xuống ghế? Thế rồi, như nghĩ ra cách giải quyết, TNK đã đổ hết đờm trong bát vào miệng mình và... nuốt.

Cảm mến trước sự thông minh cùng với tính hy sinh và chịu đựng của TNK, vị sư già ấy nhận lời cho TNK làm đệ tử sau vài lần thử thách khác nữa. Đó là vị sư phụđầu tiên mà TNK được thọ giáo về nhiều phép võ công màu nhiệm. Bình luận về điều này, sách Thiếu Lâm võ đạo có viết:

“Giữa Trời và Đất là Nhân. Đây là cách nghĩ sáng ý của vị sư khi thử thách, cũng là cách xử trí tài tình của TNK khi thực hiện yêu cầu của vị sư. Mặt khác, nếu TNK đem bát đờm ấy đổ lên bàn tay của mình thì chẳng những không đạt yêu cầu (vì tiếp giáp với lớp da là trời) mà còn không thể hiện được sự chấp nhận tối đa của thần khí (và cả uế khí) của sư phụ có trong bãi đờm. Sự cao minh ấy còn hội tụ với tinh thần sẵn sàng đồng cam cộng khổ, cùng chịu vinh nhục và đắng cay với sư phụ. Tâm và tài, trí và đức như thế quyện với nhau thành một nhân cách cao cường và nghĩa hiệp của một võ sĩ đạo Thiếu Lâm”.

Quang Dương - nhà tư vấnhướng nghiệp

www.tuvanhuongnghiep.vn

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)