Hoa ý tưởng (về các vấn đề hướng nghiệp)

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 96 - 102)

C. Thái độ Bao trùm tất cả: thái độ thực tiễn, gồm bốn dạng chính:

Hoa ý tưởng (về các vấn đề hướng nghiệp)

Những lời được trích dẫn sau đây không kèm theo sự việc, con người, dữ liệu hay tin tức. Hết thảy đều là những ý tưởng - những cách suy xét có cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn, đã được các tác giả kinh qua khảo cứu, trải nghiệm và sàng lọc mà thành.

Đọc và suy nghĩ những hoa ý tưởng ấy, hy vọng sẽ bổ ích cho bạn vì có thêm nhiều nguồn thông tin trí tuệ để rộng đường tham khảo xung quanh vấn đề học vấn, tính cách và hướng nghiệp. “Giá trị của một ý tưởng khách quan nhiều lúc đem lại sự đổi đời cho những số phận cơ nhỡ hoặc những ai đang đứng giữa ngả ba của dòng đời” (Francis Bacon).

1. Trong thi cử nói chung và tuyển sinh nói riêng, không thể lấy thành bại mà luận anh hùng. Trong cuộc đời nói chung và hướng nghiệp nói riêng, không thể lấy vinh hiển mà luận nhân cách.

(Tạ Quang Bửu)

2. Trên bầu trời hướng nghiệp, không một người nào có thể thành “vua” hay thành “sao”, nếu họ chỉ nghĩ rằng làm việc để sống (work to live) thay vì sống để làm việc (live to work).

(Rockefeller)

3. Không có nghề dở hoặc nghề thấp kém (nếu lương thiện). Chỉ có người kém cỏi hoặc người tài hoa đứng trong nghề. Đồng thời, có người hiền lương và cả người bất lương khi hành nghề. Nhiều khi, số người này lại ngẫu nhiên đứng chung trong một công sở!

(Quách Mạt Nhược)

4. Trong lĩnh vực nghề nghiệp nào cũng thế, luôn luôn có những con người thầm lặng, sẵn sàng đồng hành với những thăng trầm cay đắng của nghề và nghiệp, nhưng họ không muốn lên tiếng, không hóa thành “sao”. Chính những viên ngọc ẩn mới thực sự có “chất”, mới thực sự quý.

(Kim-Woo-Choong)

5. Nghề không thiếu ; chỉ thiếu người chí thú với nghề, phù hợp với nghề. Việc không thiếu, chỉ thiếu người biết tự kiếm việc mà làm. Không ham làm những việc nhỏ mà bổ ích, thì không đủ sinh khí để làm được một việc lớn có ích.

(Honda)

6. Điểm tựa chủ yếu của quá trình dựng xây một sự nghiệp không phải nằm ở nghề nghiệp hay ở “tam bảo” (thiên thời, địa lợi, nhân hòa). Nó nằm tại cõi sâu trong lòng người lập nghiệp. Cái “cõi sâu” ấy tự mình phải biết khám phá, biết khai phá và biết vận dụng, mới thành công. Nếu bạn chưa tự khám phá được “cõi sâu” đó, hãy tìm đến chuyên viên trắc nghiệm hoặc tư vấn tâm lý để được giúp đỡ.

(Thông điệp của một tổ chức hướng nghiệp ở Đài Loan)

7. Chọn nghề không nên chỉ căn cứ vào sở thích hay nguyện vọng. Sở thích (dù là thích đến tột đỉnh) cũng chưa hẳn là sở trường đích thực. Mặt khác, nếu có sở thích mà chỉ nuôi dưỡng nó bằng sự đam mê chứ không bằng sự dày công luyện tập và chí thú học hỏi, thì sớm muộn sở thích đó cũng sẽ bị “giã từ”.

97

(Nguyễn Khắc Viện)

8. Đỉnh cao chót vót và huy hoàng tới đâu cũng phải được xây (hoặc được phóng lên) từ dưới thấp. Hướng nghiệp cũng thế, phải đi từ căn bản. Sự căn bản hình thành từ những nghiệp vụ căn bản và những thái độ căn bản khi học nghề và hành nghề. Chúng giúp cho người hướng nghiệp tự xây dựng một nền móng vững chắc cho lâu đài sự nghiệp về sau.

(Lời của một nhà tuyển dụng tại Công ty Kiểm toán Quốc tế Coopers & Lybrand AISC)

9. Học và làm nghề gì cũng cần được mài giũa bằng thực hành và cọ xát qua thực tế. Vì vậy, “nghề dạy nghề” là rất cần thiết. Nhưng nên có một nền tảng lý luận sâu sắc, thì bạn mới có thể tiến xa hơn, sáng tạo hơn, đủ sức cạnh tranh, càng không bao giờ bị đào thải.

(Fulbright)

10. Cuộc đời không bao giờ giống chuyện cổ tích. Nhưng cũng nên biết chờ đợi một phép màu. Phép màu đó, trước hết, không từ trên trời rơi xuống hay từ ông bụt chui lên, mà từ chính nỗ lực bản thân để điểm tô, để hun đúc, để tạo dựng. Trong hướng nghiệp, ấy là phép màu “tự cứu mình” trước khi mong người cứu, trời cứu.

(Lâm Ngữ Đường)

11. Nơi một số người, có những nghề phù hợp với sở trường và năng lực, nhưng họ lại không sống nổi với nghề phù hợp. Đó chỉ có thể là nghề sở đắc, chứ chưa thể là nghề “kiếm cơm”. Tuy vậy, tạm thời cứ nuôi dưỡng nghề sở đắc bằng một nghề “kiếm cơm” nào đó. Đến một giai đoạn chín muồi, khi đã thực sự vững tay nghề sởđắc thì sẽ bước vào thời “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

(Tạ Quang Bửu)

12. Việc trúng tuyển vào một trường đào tạo nào đó không đồng nghĩa với việc phù hợp ngành nghề mà trường đó đào tạo. Nói cách khác: người trúng tuyển (dù trúng tuyển ở mức thủ khoa) vẫn có thể là người vô tình đã chọn lầm nghề!

(Thông điệp của một tổ chức hướng nghiệp ở Singapore)

13. Những ai mê làm giàu thì không nên làm khoa học. Người Anh có một câu nói truyền miệng: “Người suốt đời vì khoa học chỉ giao tiếp miễn cưỡng với kẻ tôn thờ đồng tiền”.

(Stephen Hawking)

14. Tôi không thích khổ sở, nhưng hạnh phúc của tôi không phải là vật chất. Điều tôi muốn là thấy được sự thanh cao của nghề nghiệp và làm việc đúng lương tâm.

(Tôn Nữ Thị Ninh)

15. Mỗi nghề đều đòi hỏi sự giao thoa với nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, đừng giữ khư khư sự hiểu biết trong một chuyên môn quá hẹp. Với thời đại thông tin và kinh tế tri thức, một chuyên môn hẹp sẽ khiến ta tự cô lập mình!

(Bill Gates)

16. Có những nghề đòi hỏi thật khắt khe ở người muốn theo nó. Bởi vậy, người ta bảo chủ yếu là do nghề chọn người, thay vì người chọn nghề. Khi được nghề chọn người, ta mới thực sự yên tâm là phù hợp với nghề.

98 17. Người được coi là trưởng thành trong nghề chủ yếu không phải nhờ vinh hiển của nghề mang

lại, mà nhờ thái độ lao động nghiêm túc và ý thức làm việc sáng tạo trong nghề đó.

(Kim-Woo-Choong)

18. Bầu trời hướng nghiệp có nắng ươm vàng, có mây trắng bay, có gió nhẹ thổi..., có cả sấm sét và bão giông đầy thử thách. Mỗi khi vượt qua được, màn trời hướng nghiệp của bạn càng trong xanh hơn, đời bạn càng sáng láng hơn.

(Shopenhawer)

19. Không ai cản ước mơ trong tiến trình hướng nghiệp, dù đó là ước mơ cao đẹp mà viển vông, táo bạo, nhưng quá tầm với, quá phi thường. Vậy nên như thế nào? Nếu ước mơ càng cao, càng táo bạo, thì chí khí phải càng cao, quyết tâm phải can trường. Khi đó, việc đầu tiên trong ý thức là đừng lưỡng lự, đừng loay hoay ở vạch xuất phát. Hãy nỗ lực dấn thân và cả chuyên tâm.

(John Dewey)

20. Mơ ước trong nghề phải đi liền với trí lực, mà trước hết: với tâm lực. Tâm lực là “nhiên liệu và động cơ”. Trí lực là “lộ trình và tay lái” để giúp ta tới đích với hiệu quả cao.

(Thông điệp của một tổ chức hướng nghiệp ở Hồng Kông)

21. Tâm tính hời hợt, cẩu thả, không muốn rà soát lại kết quả đã làm, không thích rút kinh nghiệm từ thất bại... mà chỉ muốn chiến thắng... lại ước mong bước vào nghề kinh doanh, thì thật trái khoáy!

(Lời của một nhà tuyển dụng tại Tập đoàn Prudential)

22. Thành đạt thì ai cũng thích. Nhưng ít ai sẵn sàng chịu trả giá cao cho sự thành đạt bằng chính sức mình. Nhiều người chờ thành đạt như chờ sự cứu tế, chờ quả sung, chờ vận hội! Trong hướng nghiệp, người ta gọi đó là người “hướng ngoại” mà không thành nghiệp!

(Trần Đại Nghĩa)

23. Hướng nghiệp cũng có khi gặp thời cơ, nếu biết chủ động chuẩn bị sẵn để đón trước thời cơ. Nhưng, thời cơ là một người bạn khó tính: một đi không trở lại! Vì thế, nó chỉ “gặp” với những ai không coi cơ hội là “thần may mắn”, mà coi sự nỗ lực tự thân mới là tiền đề của sự may mắn.

(Lý Quang Diệu)

24. Trong hướng nghiệp và việc làm, số lượng bằng cấp chưa nói được gì nhiều. Chất lượng sẽ thay mặt số lượng để nói lên những điều xác tín.

(Lời của một nhà tuyển dụng tại Công ty Unilever)

25. Hướng nghiệp là một chuỗi dài bất tận của sự dày công. Những kết quả trước đây đã có thể giúp bạn “đứng được” - tồn tại được, tự khẳng định được. Điều đó rất tốt, nhưng chưa đủ. Sắp tới, bạn còn phải tiếp tục vươn lên để có thể “đi được”, “chạy được” với tốc độ cao. Tất cả còn đang ở phía trước!

99 26. Nếu mộng nghề cao mà chưa thực hiện nổi, hãy đi từ nghề thấp mà gây dựng dần. Đừng cố chạy khi đi chưa vững. Đừng xây lâu đài khi chưa có nền móng, với những viên gạch và cốt thép đầu tiên.

(John Dewey)

27. Muốn “thả câu ở nơi có nhiều người đang câu”, bạn phải cao siêu hơn người ta nhiều bậc, mới mong giành được con cá to. Việc hướng nghiệp, chọn nghề, học nghề và hành nghề trong thời buổi cạnh tranh gay gắt cũng cần theo hai phương châm: “Đuôi voi không bằng đầu gà” và “Con cá to nhiều khi không thơm thịt bằng con cá bé”.

(Honda)

28. Đặc điểm cá nhân không phù hợp với việc theo đuổi một ngành học bậc cao, lại cố tâm đeo bám học hành và thi cử vào ngành đó, chắc chắn sẽ thất bại, giống như bệnh đã nặng còn tiếp tục uống sai thuốc!

(Thông điệp của một tổ chức hướng nghiệp ở Nhật Bản)

29. Hướng nghiệp sai còn tệ hơn không hướng nghiệp, cũng như đi lạc đường không bằng chẳng đi, giống như đi loạng quạng mà vấp ngã thì khổ hơn ngồi một chỗ. Tuy vậy, cũng đừng sa vào tình trạng “lỡ chọn giày” không vừa chân mà lại không dám đổi giày. Cũng thế, nếu chọn lầm nghề, hãy mạnh dạn thay đổi nghề, hơn là cứ phải theo đuổi một nghề không phù hợp.

(Thông điệp của một tổ chức hướng nghiệp ở Hàn Quốc)

30. Đừng ham thành một con ó nhào lộn trên cao, chỉ biết hét vang trời mà không làm nên mật ngọt, trong khi bạn có thể thành một con ong la đà dưới mặt đất lại mang hương vị thơm thảo đến cho đời. Có những sinh vật hạ đẳng mà dễ thương xiết bao! Cũng vậy, có những nghề nghiệp bé nhỏ mà vô cùng khả kính!

(Rockefeller)

31. Không mộng nghề cao, không chê nghề thấp. Em chỉ mơ có một nghề phù hợp, khiêm tốn, để sống vì nghề và làm việc cho đời. Em thấy có nhiều người trước em, họ chọn nghề với mộng ước thì lớn nhưng khối óc cùng trái tim lại bé nhỏ. Sự không tương thích đó dẫn đến bao vấn nạn khiến người trong cuộc phải vừa cười vừa mếu khi dấn bước vào đời!

(Lời trao đổi của một sinh viên 19 tuổi - cô Bùi Thị Trúc Linh, khi đến trắc nghiệm hướng nghiệp tại Trung tâm Tư vấn 43 Nguyễn Thông - Q3 - TPHCM)

32. Miệng ăn núi lở! Không nghề nghiệp mà có tiền (do bán đất) thì chỉ xổi lên một thời, lại trắng tay! Có nghề trong tay, chẳng bao giờ bị tay trắng. Có nghề giỏi giắn, không bao giờ lo thất nghiệp.

(Lời tự bạch của một người thợ gốc nông dân 27 tuổi - anh Huỳnh Vĩnh Ngọc - Hóc Môn - TP.HCM sau 4 năm thu lợi từ bán đất vườn).

100

Đó là sự thông minh của hai tâm hồn trẻ, cũng là hình ảnh đan quyện giữa chất hồng trong máu với chất xám trong óc, được phát tiết và thể hiện qua ý tưởng của họ trước bài toán hướng nghiệp và vào đời. Hai lời nói - Một vẻ đẹp!

* * *

LỜI KẾT

Nội dung cuốn sách này không nhằm đưa ra những lời khuyên, càng không phải là những lời chỉ giáo. Tất cả chỉ gồm những thông tin mang tính tham khảo. Với ý nghĩa tư vấn, chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạnvề những cách nhìn, cách nghĩ, cách hiểu và cách làm... được đúc kết và tổng hợp từ những kho tàng nhận thức khoa học và kinh nghiệm thực tế ở nhiều người tại nhiều nơi (trong nước và ngoài nước) xung quanh vấn đề hướng nghiệp và tự hướng nghiệp.

Cuốn sách này chủ yếu dành cho những bạn trẻ đang học và đang làm. Song, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo ở đây những ý tưởng và cách thức nhằm hỗ trợ cho con em trong quá trình hướng nghiệp (kể cả khi đang có việc làm). Nó cũng bổ ích cho những giáo viên bộ môn và các chuuyên viên tâm lý trong nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp khi tiếp cận học sinh nói riêng và giới trẻ nói chung.

1. Ở tuổi học sinh, việc chọn trường để thi, chọn ngành nghề để học... mới chỉ là điểm xuất phát của một chặng đường dài xa thẳm. Tên con đường đó là HƯỚNG NGHIỆP. Cuộc đời và sự nghiệp vì vậy, còn ở phía trước, ở tầm xa. Chớ vội nghĩ rằng, đỗ đạt vào một trường nghề nào đó (dù ở bậc đại học) đã là kết thúc việc hướng nghiệp.

Chưa kể những trường hợp không may đã chọn lầm nghề. Việc trúng tuyển vào một trường đào tạo nào đó không đồng nghĩa với việc phù hợp ngành nghề mà trường đó đào tạo. Nói cách khác: người trúng tuyển (dù trúng tuyển ở mức thủ khoa) vẫn có thể là người hướng nghiệp sai, vì vô tình đã chọn lầm nghề!

2. Hướng nghiệp đúng là biết thăm dò bản thân về mọi đặc điểm tâm sinh lý (nhất là hai mặt: năng lực và tính cách) xem thực sự phù hợp với loại ngành nghề gì. Từ đó, tự định hướng và tự thực hiện những bước đi vững chắc, kể từ lúc chọn trường để thi và học, đến khi lập nghiệp để trưởng thành và khuếch trương, để mưu sinh và cống hiến có ích cho đời, có lợi cho người.

101 Trong quá trình đó, nếu có thể, nên tìm kiếm thêm sự hỗ trợ về tư vấn từ phía gia đình, những bậc bề trên, những người đi trước, những nhà chuyên môn hoặc các cơ quan chức năng... Nhưng, cần tỉnh táo sàng lọc qua những thông tin tư vấn. Và, kể cả lời tư vấn có giá trị nhất vẫn nên được xem là những thông tin tham khảo. Cuối cùng, bạn cần có sự quyết đoán của chính mình sau khi đã tham khảo khá đầy đủ những lời tư vấn có chất lượng cao.

3. Người được coi là “có duyên” với nghề là người chọn đúng ngành nghề phù hợp chứ chưa hẳn là người chọn nghề đúng với sở thích. Cái gọi là “sở thích” nhiều khi đánh lừa ta, vì sở thích có thể chưa phải là sở trường. Sở thích càng chưa phải là sự phù hợp căn bản. Sở thích mang nặng tính chủ quan và dễ thay đổi bởi khách quan.

Khi đã có duyên với nghề, khoa học hướng nghiệp gọi đó là trường hợp “nghề chọn người, nghề yêu người”. Đây là sự lựa chọn rất tự nhiên. Điều này có giá trị hơn hẳn trường hợp người chọn nghề. Nếu được nghề chọn, chính nghề sẽ là tác nhân chính trong việc đánh thức tiềm năng của người, biến tiềm năng thành khả năng, biến tiềm lực thành năng lực.

4. Dù được nghề chọn hay không, sẽ là nhầm lẫn nếu nghĩ rằng, nghề nào kiếm được nhiều tiền mới là nghề cao giá. Không, giá trị đích thực của một nghề không nằm ở lợi nhuận, mà nằm ở ý nghĩa xã hội và ý nghĩa nhân văn mà nghề đó hướng tới. Một nhà khoa học cần mẫn tìm ra phương thuốc đặc trị loại vi trùng giết người, ông ta không giàu như một vị đại tư bản nhưng giá trị của ông ta thì vượt lên mọi giá trị của người giàu.

Bởi vậy, giá trị của một nghề còn đi kèm với giá trị của người hành nghề. Con người có thể tôn thêm hay làm giảm đi giá trị của một nghề, tuỳ thuộc vào phẩm chất và năng lực của người đứng trong nghề đó. Lời sau đây của ông Lý Quang Diệu đáng để ta suy ngẫm: “Trong hướng nghiệp, khi hành nghề, kiếm được nhiều tiền hay ít tiền, đó là chuyện nhỏ. Vấn đề ở chỗ kiếm tiền bằng cách nào, mới là chuyện lớn, vì điều này nói lên nhân cách của người kiếm tiền”. 5. Nhân cách của người hướng nghiệp càng được tôn vinh nếu người đó lấy mục đích cống hiến

làm trọng, lại thực sự cao tay nghề, giỏi sáng tạo, chứ không chỉ thực sự tốt trong thái độ hành nghề và lương tâm chức nghiệp. “Nhất nghệ tinh” đồng nghĩa với nhiều sáng kiến, giỏi sáng tạo trong hành nghề. Khi đó, người hành nghề không lo bị thất nghiệp, dù đó là một nghề “thứ cấp” - nghề khiêm tốn. Ai không lo học hỏi thường xuyên để cải tiến cách hành nghề, nhất là không lo phục thiện để sửa đổi thái độ hành nghề và nâng cấp sáng tạo trong nghề, người đó sớm muộn cũng bị thiên hạ chê trách, bị ngành nghề đào thải, dù đó là nghề “cao cấp” đang được nhiều

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)