Nói thật, không chỉ riêng tôi mà nhiều bạn học cùng khóa đào tạo ở Đại học Tài chính Kế toán hồi đó (nay đã nhập vào ĐH Kinh tế TP. HCM) đều không thích gì ngành kế toán. Chỉ cốt học để có mảnh bằng đại học, rồi “tính sau”. Với suy nghĩ như vậy nên đa số trong chúng tôi chỉ học tà tà, vừa đủ điểm tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, có bằng thì... đổi nghề. Nhờ cái mác “Đại học, Cử nhân” nên không ai bị “chê” khi làm trái nghề. Tuy vậy, cũng có nhiều người bị thất bại, kể cả số đi làm đúng nghề. Nếu gặp thất bại giữa chừng trên con đường hướng nghiệp, nên tự điều chỉnh và tự giải quyết ra sao? (Băn khoăn chung của một nhóm bạn gặp thất bại)
Làm trái nghề mà thất bại là điều dễ hiểu. Nhưng, những trường hợp làm đúng nghề mà vẫn bất thành thì có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chủ quan, cứ tưởng mình đã vững vàng trước mọi tình thế. Có người chủ quan ngay từ khi vừa nhận mảnh bằng tốt nghiệp, coi đó
51 như một “tấm hộ chiếu” vào nghề. Họ cứ vậy mà thong dong và tự nuôi một ý nghĩ hãnh tiến, nhất là khi được nhanh chóng có một chỗ làm, một vị trí cao sang.
Có lần, vị giám đốc chương trình học bổng Fulbright (Viện Phát triển Quốc gia Harvard) nói với sinh viên: “Tôi đã thấy nhiều “ông cử”, “bà cử”, thậm chí có những vị là “tấn sĩ” ra trường không còn ham muốn học hỏi gì nữa. Họ cho rằng, những hiểu biết có được do nhà trường đem lại đã quá đủ để hơn người. Trước những tình huống xảy ra trong nghề, họ chỉ việc “lôi” những kiến thức có sẵn ra để giải quyết. Trước sự góp ý của nhiều người, họ chỉ để ngoài tai. Có thể họ đã học được nhiều điều ở trường, nhưng có một bài học tối thiểu mà họ đã quên hoặc chưa biết, đó là bài học về sự phản tỉnh”.
Vì thiếu phản tỉnh, nên những người bị thất bại không ý thức được cái sai từ đầu để kịp điều chỉnh và sửa sai. Cũng vì thiếu phản tỉnh mà cho đến sau nhiều lần bị thất bại, họ không đủ sức để rút kinh nghiệm và học hỏi từ thất bại. Trong số họ, có người rất mau lẹ khi thấy được kinh nghiệm thành công; nhưng cũng nhiều người không đủ nhạy bén, thậm chí rất khó khăn khi rút tỉa bài học từ thất bại. Đa số các bài học từ thất bại thuộc dạng bài học về tính cách. “Nhiều người thành công trong nghề chủ yếu nhờ có được những tính cách cao đẹp để giúp họ phản tỉnh. Trái lại, nhiều người thất bại trong nghề chủ yếu cũng do những tính cách trái ngược với các giá trị nhân văn” (Lý Quang Diệu - Hồi ký). Có người mạnh về năng lực, nhưng chỉ vì thiếu chữ “tín” hoặc chọn lầm người bội tín để hợp tác nên đã không ăn nên làm ra, còn bị tán gia bại sản.
Ở Singapore, người ta dạy cho học sinh phổ thông về tính cách hướng nghiệp qua những bài tập đại loại như sau: Trung bình mỗi tháng, anh A làm được 1900 đô la, chi xài hết 1700 đô la. Còn anh B chỉ được 1200 đô la, chi xài hết 800 đô la. Nếu cứ tiếp tục lâu dài như thế, hỏi rằng, ai sẽ là người thành công hơn?”. Bài tập khác: “Chị C luôn luôn xác định cho mình một mục đích: sống để làm việc (live to work). Còn mục đích của chị D là làm việc để sống (work to live). Hỏi, ai sẽ vững vàng hơn khi lập nghiệp lâu dài? Vì sao?”...Đó cũng là những bài tập sơ yếu về sự phản tỉnh. Kết hợp với việc rèn luyện bằng hành động, người ta đã tập cho học sinh quen dần với cách ứng xử trong đời, trong nghề ; trước hết là xác định một tính cách tích cực, một thái độ tích cực khi thất bại hoặc thành công.
Có một người đã trưởng thành từ những năm tháng lăn lộn với nhiều nghề “mạt hạng” và nếm đủ mùi thất bại đắng cay - ông Walt Disney, sau đó được thành công vang dội, trở thành Vua của nền công nghệ giải trí ở nước Mỹ. Khi được hỏi về thành bại trong nghề, Walt Disney nói: “Thất bại dù lớn tới đâu cũng là chuyện nhỏ so với chuyện lớn hơn, đó là thái độ của ta sau mỗi lần thất bại”. Thật vậy, khoa học hướng nghiệp đã xác định rằng, chính thái độ của ta nói lên triển vọng ta sẽ vượt qua thất bại, hay quỵ ngã trước thất bại.
Thất bại khó tránh, nhất là những ai mới vào nghề. Ngoài thái độ tỉnh táo để rút ra bài học “xương máu”, còn cần đến một bản lĩnh, một chí khí, một nghị lực, để vượt lên thất bại. Thất bại, nhưng đừng thất chí. Thất bại là việc không thành, nhưng vẫn nên tiếp tục nuôi “mộng sẽ thành” và nuôi chí “quyết tâm thành”. Như vậy sẽ có ngày chuyển từ mộng chưa thành đến mộng đã thành.
Quang Dương - nhà tư vấnhướng nghiệp
52