C. Thái độ Bao trùm tất cả: thái độ thực tiễn, gồm bốn dạng chính:
giới trẻ hiện nay?
Nhu cầu và xu thế là hai yếu tố tâm lý thường được định hình trong tiến trình thành nhân và thành công. Thời mở cửa, đặc biệt ở những nơi mà nền kinh tế thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu học vấn và xu thế lập nghiệp luôn luôn được khơi dậy và thôi thúc, tạo thêm độ bền vững trong mặt bằng tâm lý nhân cách của mỗi người.
Tại phía Nam, nhất là ở TP.HCM, những kết quả nghiên cứu gần đây đã cho thấy vài sắc thái biến đổi về nhu cầu học vấn và xu thế lập nghiệp của một bộ phận trong lớp trẻ - những người biết học hành tiến bộ và biết làm giàu chân chính.
Đối với việc học của mỗi người, ít nhất có ba điểm tựa để xác định nhu cầu học vấn:
1. Xuất phát từ các đặc điểm tâm lý cá nhân. 2. Xuất phát từ yêu cầu đào tạo của nhà trường. 3. Xuất phát từ nhu cầu lao động của thị trường.
Với các điểm xuất phát 2 và 3, bên nào mạnh hơn? Mặt khác, giữa ngoại lực và nội lực, đâu là yếu tố cơ bản trong sự biến đổi về xu thế lập nghiệp?
Nhu cầu thị trường mạnh hơn nhu cầu nhà trường
Với những thanh niên sớm tỉnh thức, chính nhu cầu thị trường qui định nhu cầu học vấn. Song song với thực trạng học hành theo yêu cầu nhà trường, có một bộ phận thanh niên (vì một lý do nào đó không được theo học liên tục, nhưng vốn mê say tìm tòi) đã tự học hỏi theo đòi hỏi của thị trường. Người ta gọi đó là thứ học hỏi “chắc ăn” nhất. Họ luôn luôn tự thôi thúc mình học tập và sáng tạo, theo lối tự đào tạo ngoài hệ thống đào tạo, chỉ cần thực chất, không màng bằng cấp. Đó là trường hợp thành đạt của nhiều người, như nhà doanh nghiệp trẻ Lâm Xuân Thi, 29 tuổi, nổi danh cả nước với sản phẩm xe đạp Martin-
83 107. Nhờ học hỏi, sáng tạo và cải tiến theo nhu cầu thị trường, xe đạp của anh cạnh tranh được với xe đạp ngoại. Anh đã học ngoài trường nhiều hơn những tri thức đã lĩnh hội trong trường.
Trong các trường học, những nội dung nào được giới trẻ xét thấy không thích ứng với thị trường, họ chỉ học cầm chừng, đối phó. Thông thường, đó là những kiến thức “cơ bản”, nhưng xa rời thực tế, thiếu tính ứng dụng. Trái lại, có những nội dung khác mà nhà trường không dạy, nhưng thấy cần phải biết, vì nó thích ứng cho đời, cho nghề, nên họ sốt sắng đầu tư để học, dù phải nỗ lực vượt khó. Điều này càng khẳng định quan hệ máu thịt giữa giáo dục và kinh tế. Nó cũng khẳng định sự biến đổi về nhu cầu học vấn và xu thế lập nghiệp của lớp trẻ hiện nay phù hợp với qui luật cung cầu và qui luật giá trị của cơ chế thị trường.
To gan làm giàu không bằng trái tim nhân bản
Gan dạ, dũng cảm - một đức tính quí báu trong tiến trình lập nghiệp.Nhưng, làm điều thiện, tránh điều ác lại là một tâm đức sáng giá hơn, cao đẹp hơn nhiều. Đừng vì to gan mà làm ẩu! “Làm giàu cho mình, nhưng chớ vì thế mà làm khổ xã hội” - đó là thái độ sống của một trái tim nhân bản mà nhiều bạn trẻ đã hướng đến. Bởi vậy, khi tìm đường mưu sinh, một bộ phận trong giới trẻ đã định hướng cho mình: tiến trình lập nghiệp chính là tiến trình thành nhân, trước khi bước tới thành công.
Khi Trường Khuyết tật quận 4 nhận số tiền từ thiện gom góp từ các nhà hảo tâm (là những nam nữ trẻ “không tên”, tới bằng xe đạp), sau lời cảm ơn, một cán bộ của trường đã nói: “Chẳng thấy ai trong những kẻ làm giàu bất chính đứng ra làm việc thiện. Trong tim óc của họ không có chữ san sẻ, chỉ có chữ đục khoét. Bởi vậy, khi tài sản của họ càng chất cao, tính nhân bản của họ càng xuống thấp”.
Học vấn không chỉ là kiến thức, trình độ học vấn không chỉ là hiểu biết khoa học
Dưới góc nhìn của cơ chế thị trường, kiến thức không còn là tâm điểm của học vấn, dù không thể thiếu nó. Kiến thứcthực sự của ai đó phải là vốn hiểu biết riêng, được cá nhân hóa, nghĩa là nhờ kỹ năng tự học, kỹ năng nghiên cứu mà sản sinh. Nó không thể là thành phẩm của sự áp đặt, nhồi nhét hoặc vay mượn từ bên ngoài.
Hơn nữa, kiến thức chỉ đến từ cái tâm chịu học, từ thái độ cầu học. Cho nên, chính nhu cầu học hỏi và tâm đức hướng thượng mới là nền tảng của ngôi nhà kiến thức và kỹ năng. Bởi thế, sự biến đổi về nhu cầu học vấn của lớp trẻ hiện nay là phù hợp với những giá trị nhân bản cao cấp.
Mặt khác, cơ chế thị trường cũng không coi trình độ học vấn thích ứng chỉ là một mớ các hiểu biết khoa học. Ngoài hiểu biết khoa học, trình độ học vấn còn chủ yếu là trình độ nghiệp vụ, trình độ tay nghề, năng lực hành nghề với hiệu quả cao. Do đó, học vấn thích ứng phải là thứ học vấn ứng dụng,
thay vì chỉ có học vấn cơ bản.
Trong các hiểu biết đó, không thể thiếu những hiểu biết về thái độ thực tiễn (khi học tập, khi hành nghề,...). Đây là một phạm trù quan trọng của trình độ học vấn. Với những thanh niên biết tu chí học hành và quyết chí làm nên, phạm trù này được họ tìm hiểu và quán triệt song song với việc học hỏi những điều khác. Xu hướng này đang phát triển mạnh trong thanh niên các nước cùng khu vực. Ông George Paul, tổng giám đốc tại Việt Nam của Công ty dầu khí Malaysia Petronas Caligari, qua một thời gian trực tiếp đào tạo thành công lớp trẻ kế cận, đã nói: “Tôi giúp họ thấy rằng, phải có tinh thần và thái
84 độ làm việc tốt, làm việc cật lực và trung thực. Quan trọng hơn nữa là có óc cầu tiến, ham học hỏi. Họ đều đáp ứng được những yêu cầu đó” (Tuổi Trẻ số ra ngày 22-2-1994).
Bí quyết nằm ở ngoại lực hay nội lực
Khi tìm hiểu và chấm điểm tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP.HCM năm 1993, nhiều vị giám khảo đã khẳng định: Tài năng không đi từ ngoại lực, mà xuất phát từ nội lực (chủ yếu: tâm lực, kế đó: trí lực). Với lẽ đó, một giải thưởng đặc biệt đã dành cho người trẻ nhất trong các tài năng dự thi. Đó là em Sầm Chí Bảo Huy, 16 tuổi, học sinh lớp 11A2 (Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong), với đề tài: Hệ thống chống trộm bằng tia hồng ngoại.
Để thành công trong học vấn và lập nghiệp, đức cần cù và óc sáng tạo cần hơn cả thời gian và tiền vốn. Chẳng ít người đã vừa làm vừa học, lấy ngắn nuôi dài, cần mẫn như ong lấy mật, để rồi: vừa nhận được bằng cấp, vừa hiến dâng sản phẩm, tung vào thị trường. Như chàng thợ trẻ Phạm Minh Tùng, công nhân chế bản (thuộc đơn vị Liksin). Anh đã dùng đồng lương khiêm tốn vừa để ăn, vừa để học; dùng thì giờ ít ỏi còn lại trong ngày để tìm tòi, sáng chế. Nhờ vậy, anh đến được và qua được ngưỡng cửa đại học tại chức, lại sáng tạo được nhiều chế phẩm độc đáo: in tranh trên bản kẽm - một thành phẩm nghệ thuật hiếm thấy mà hấp dẫn trên thị trường. Anh cho biết: “Nói đến công nghệ là nói đến cần cù (tiếng Anh industry có nghĩa là công nghiệp, nhưng nguyên nghĩa là cần cù), còn phải nói đến sáng tạo. Bởi lẽ, sẽ không bao giờ có công nghệ mới, nếu thiếu sáng tạo”.
o0o
Trong việc dự báo về con người Việt Nam vào đầu thế kỷ 21, trên bình diện tâm lý ý thức, các nhà khoa học nhân văn đều có một góc nhìn thống nhất. Đó là: xem nhu cầu học vấn và xu thế lập nghiệp của lớp trẻ hôm nay đang diễn biến ra sao? Tùy theo đồ thị tăng trưởng đó như thế nào, sẽ biết được diện mạo của giới trẻ tương lai và biết được cả gương mặt của xã hội ngày mai.
Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật
QUANG DƯƠNG - nhà tư vấnhướng nghiệp
www.tuvanhuongnghiep.vn