Chọn nghề mộc có tiền đồ không?

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 26 - 27)

° Học xong lớp 9, gia đình không có khả năng tài chính cho cháu học lên cấp 3. Cháu muốn quay sang học nghề để có việc làm, sớm tự lập. Nhiều bạn rủ cháu học nghề điện tử, điện lạnh, máy nổ,... nhưng học phí khá cao, cháu không theo nổi. Cháu lại thích nghề mộc, có thể theo chân người cậu (giỏi nghề mộc) để vừa phụ vừa học, khỏi tốn tiền. Nhưng, liệu nghề này có tiền đồ không? Liệu tương lai của cháu có mãi mãi gắn liền với cái cưa, cái đục không? ° Tôi làm nghề thợ mộc ở một vùng ven, với kiến thức học nghề từ những bác thợ cả. Khi đóng tủ,giường cho khách, tôi thường chạm trổ hoa văn trên đó, được khách hài lòng. Nhưng gần đây nghề mộc bị cạnh tranh rất dữ, nhất là hàng mộc từ nước ngoài nhập ồ ạt, khiến tôi bị ế khách. Tôi thất vọng và nghĩ rằng nghề bình dị như nghề mộc chắc không thể ngoi lên được! Vậy tôi có nên tìm nghề khác?

Trong những người cùng theo một nghề, thế nào cũng có người làm ăn tấn phát, còn người khác thì không ngoi lên được. Việc theo học một nghề, bám trụ một nghề, hay chuyển đổi sang nghề khác, cần căn cứ ít nhất vào 6 điều kiện: 1. Năng lực, 2. Tính cách, 3. Sức khỏe, 4. Sở thích, 5. Tài chính, 6. Nhu cầu thị trường. Bạn nên nghiệm mình qua 6 điều kiện đó.

Trên thị trường vật dụng văn phòng và trang trí nội thất hiện nay, hàng mộc đang lên ngôi (có nhiều tính năng “trội” hơn hàng nhựa). Với xu hướng hòa hợp với trời đất, về lâu dài, con người muốn sống gần với gỗ cây tự nhiên nhiều hơn chất dẻo nhân tạo. Do đó, nếu nói về tương lai hay tiền đồ, thì ngành mộc mạnh thế hơn ngành nhựa. Rau quả hay thit cá đựng vào rổ nhựa mau bị hư hỏng hơn đựng vào rổ tre, chậu gỗ.

Thị trường mộc ở nhiều nơi trong nước ta đang khỏi sắc, nhờ đồng vốn không nhiều nhưng tài ngh thì cao, và nhất là nhờ nắm bắt được nhu cầu,đáp ứng đúng “gu” của khách “chơi” hàng mộc. Khách chơi hàng mộc ở đất Hà Thành đang thú vị với nhiều loại mẫu mã khung tranh gỗ “Made in Vietnam”. Một trong những người tiên phong và phát đạt trong nghề này tại Hà Nội là “mộc sĩ” Mai Thanh Hiển (*). Anh có xưởng mộc và cửa hàng đóng khung tranh rất độc đáo tại 41 Cửa Nam (Quận Hoàn Kiếm). Bằng tư duy kinh tế, tư duy kỹ thuật, tư duy mỹ thuật cùng với sự tinh xảo của đôi tay và sự khôn khéo của đôi mắt, hàng năm, anh Hiển đã cho ra lò từ 2.500 đến 3.000 sản phẩm là những khung tranh đủ loại, không hề bị tồn kho.

Làm khung tranh là một trong nhiều hướng mở của nghề mộc. Phân tích từ cách mở hướng làm ăn của anh Hiển, ta thấy:

1. Khung tranh đi liền với thị trường tranh ảnh đang nở rộ và ngày càng nổ rộ do đời sống văn hóa được nâng dần. Thị trường các tranh ảnh quý giá nhờ vậy càng được tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy, có vị trí trang trọng trong nội thất của các ngôi nhà từ bình dân đến quý phái.

2. Khung tranh đối với tranh ví như khuôn viên của biệt thự. Và, cái “khuôn viên” đó đương nhiên cần đẹp một cách tạo nhã, chân phương. Trước đây, anh Hiển cũng có nhập một số khung tranh ngoại

27 (của Singapore, Đài Loan, Thái Lan,...) để bán, nhưng nay thì không. Khung tranh ngoại đang bị mất khách, vì mấy lý do: chất lượng thấp, dễ mốc meo, dễ gãy vỡ, quá cầu kỳ. Từ đó, anh rút ra bài học: khung tranh càng bền chắc và bóng sáng, càng đơn giản và chân phương thì càng tôn thêm vẻ đẹp của tranh, càng hút khách.

3. Trong cơ quan, chốn dinh thự, nơi triển lãm hoặc tại gia đình, hàng mộc không chỉ là vật sử dụng, còn là vật trang trí. Bởi vậy, hàng mộc đòi hỏi ngoài sự chuẩn xác tinh vi (đúng kích cỡ) còn đòi hỏi tính thẩm mỹ tinh tế (đẹp tạo nhã). Đây là một nghề cần phối hợp cả óc khoa học và óc nghệ thuật. Cũng như những nghệ nhân chăm chút cho từng chậu kiểng, người thợ mộc thường chăm chút cho những sản phẩm gỗ, mà đóng khung tranh là một nghề làm đẹp cho mọi nhà. Nó làm đẹp cả tâm hồn và vật thể. Theo nghĩa đó, những thợ mộc tài hoa như anh Hiển đáng được coi là nghệ nhân. “Mộc sĩ” và nghệ nhân Mai Thanh Hiển còn nói với các đệ tử của mình: “Nghề này không cần nhiều vốn, nhưng phải giàu về tâm hồn nghệ sĩ, tâm hồn thẩm mỹ, đi kèm với sự khéo léo đôi mắt và tinh luyện đôi tay”.

Quang Dương - nhà tư vấnhướng nghiệp

www.tuvanhuongnghiep.vn

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)