Chọn nghề có là định mệnh? Ngày xuân bốc quẻ chọn nghề

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 84 - 86)

C. Thái độ Bao trùm tất cả: thái độ thực tiễn, gồm bốn dạng chính:

Chọn nghề có là định mệnh? Ngày xuân bốc quẻ chọn nghề

Mùng 2 tết năm Thìn, tại nhà một thầy bói.

Vị thân chủ ấy thắp nhang cầu niệm, rồi theo chỉ dẫn: xóc xóc ống tre chứa 12 quẻ, rút ra một quẻ đưa thầy. Ông thầy khấn vái trước điện thờ hồi lâu, đoạn quay về phía thân chủ:

“Số của cậu sẽ giàu có, nhờ làm những nghề không cần phải học, vẫn tự nhiên thành nghề và tự nhiên bay nhảy. Giống như rồng chẳng học cũng biết bay, hoặc như Kanguru chẳng ai dạy mà vẫn biết địu con chạy tung tẩy khắp vùng”.

Đó là “thông điệp đầu năm” của thần linh (qua lời ông thầy bói), dành cho thân chủ là một nam sinh thi rớt đại học. Cậu có biệt danh là Xuân tóc hoe (XTH) vì có mái tóc vàng hoe như là nhuộm.

85 Thực ra, ông thầy bói ấy không biết XTH thi rớt đại học, cũng chẳng biết cậu đó con nhà ai. Nhưng lời phán của ông ta có thể đã căn cứ vào “những kinh nghiệm đầy mình”. Gần đây, có lẽ thứ kinh nghiệm bói toán ấy của ông đã được trang bị thêm “tư duy kiểu Úc” nên ông cũng muốn giúp người khác “hướng nghiệp theo phong cách Úc”. Chả là hôm ấy, XTH đi chung với một bạn gái cùng đến coi bói đầu năm. Cũng muốn biết năm tới mình thi lại có đậu không, và nên học nghề gì, ngành nào, thi vào trường nào cho chắc ăn.

Ra về, tin vào lời phán ấy, như “thừa thắng xông lên”, XTH hứng chí “tung tẩy” theo kiểu... Kanguru. Cứ sáng sáng chiều chiều, XTH rong ruỗi cùng chiếc Future, đèo bồng thêm đôi vợt bự sự đến sân quần vợt. Ở nhà, cậu không bao giờ ngó ngàng tới sách vở. Trong bữa tiệc sinh nhật, XTH nói với bạn bè: “Từ nay, tớ chẳng cần chinh phục mục tiêu, chỉ cần vui chơi đúng kiểu, đi xe sành điệu... vẫn tới đích, mộng sẽ thành”. “Mộng gì?” ( cô bạn hỏi. “Mộng giàu sang, chứ mộng gì nữa!”.

Hai năm sau, đầu xuân Nhâm Ngọ, người ta thấy XTH không còn an vị ở phòng máy lạnh tại dinh cơ, mà ngồi co ro ở trại chăm sóc người nghiện hút.

... Không giống những người như XTH, một số bạn trẻ khác chẳng ôm mộng giàu sang, chỉ mơ được an nhàn. Họ ao ước vào những trường “oai”, nhưng chọn khoa nào “nhàn” nhất, nghĩa là vừa được học, vừa “an dưỡng”. Tại đó, chỉ học tà tà, mà thi thì dễ quay cóp. Họ hợp với những đề thi “không cho phép mang theo tài liệu”, phải “thuộc như cháo” mới đạt điểm cao! Mặt khác, họ muốn học nghề gì mà khi vào nghề sẽ được ngồi phòng máy lạnh, chỉ làm lè phè, không đổ mồ hôi, không nặn óc vắt tim cực khổ. Phương châm của họ là (như lời của một nữ sinh đại diện cho nhóm) “Mần cái chi cũng phải được khỏe re”. Họ không muốn ngồi chơi xơi nước, nhưng muốn làm chơi ăn thiệt, chỉ cần “điệu một chút” cũng có tiền, không nhiều nhưng đủ xài tới bến.

Có hôm đi qua một lò luyện thi đại học, người ta tình cờ nghe lóm bài hát “xào lăn” (chắc họ chưa “xin lỗi” Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, dựa theo bài “Cô nuôi dạy trẻ”):

“Ngày xuân, ai đi hái hoa Còn ta, ta đi... “bốc quẻ”

Mong năm tới: đề bài thi thật dễ, Sang năm mới: đề bài thi ngon ăn... Cũng bởi vì ta quá yêu thương

những cánh cổng trường, những lớp giảng đường... Cho ta một tương lai sáng: Đưa ta về với nghề... oai, Đưa ta về với nghề... sang. ... Cho ta một tương lai sáng... Lung linh như những vì sao... Lung linh... như những vì sao”.

... Nhìn kỹ trong số họ, thấy nhiều người ăn mặc rất môđen và lác đác có người nói chuyện qua điện thoại di động. Khi hát bài ca “bói quẻ” ấy, dù chỉ đùa giỡn thôi, nhưng khó mà ngăn được những ý niệm

86 ấy đang đi dần vào máu thịt của họ. Họ muốn “oai, sang” mà chẳng cần học là bao, không cần làm là mấy, chỉ cần... “biết sành điệu”.

Ôi, sành điệu!

Đi học bằng xe phân khối lớn mới là sành điệu? Đi chơi cùng bạn mà phải có thời trang hàng hiệu và điện thoại cầm tay mới là sành điệu? Chẳng biết có bao nhiêu học sinh sành điệu như thế thuộc diện thi đỗ, học giỏi và hiếu thảo với mẹ cha? Chắc chắn con số thống kê đó (nếu có) cũng chỉ là rất ít so với đa số những học sinh không sành điệu mà nên người, nên nghiệp. Có mấy ai trong số những học sinh sành điệu như thế đã một lần tự hỏi: đó là sành điệu hay lạc điệu?

Có một thực trạng phân cực rất rõ khi ta quan sát cách sống và cách làm việc của bao người trong thời kỳ mới. Đó là, những ai biết tự trả giá cho kết quả vào đời bằng sự nỗ lực trong rèn luyện và học tập, thường họ là những điển hình tốt. Ít nhất, họ không bị “ngã ngựa” trên đường tiến thân. Còn những ai trông chờ vào số phận đẩy đưa, dựa vào người khác hoặc ỷ lại một chút vào “vốn tự có nhờ trời cho” thì khác hẳn. Số này sẽ không tránh khỏi sự ê chề, trước sau cũng thất bại.

Chưa nói tới nghề, ai cũng có một cái “nghiệp” tối thiểu, đó là nghiệp sống, nghiệp làm người. “Nghiệp” ấy không do trời định hay người khác định theo kiểu “Bắt phong trần, phải phong trần. Cho thanh cao, mới được phần thanh cao”. Chính cụ Nguyễn Du đã gửi lại một thông điệp cho hậu thế từ tác phẩm truyện Kiều:

“Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”.

oOo

Suy cho cùng, tất cả sự thành nhân, thành nghề hay thành công đều xuất phát từ nền tảng gốc, gồm giáo dục gia đình và nỗ lực tự thân. Nếu cái gốc đó lung lay (lung lay) về cách giáo dục và tự giáo dục) thì càng giàu có bao nhiêu, con cái càng bị chao đảo bấy nhiêu. Chao đảo, mất phương hướng và mất cả tương lai trong việc chọn nghề, nếu vô tình hay hữu ý chọn loại nghề “không cần học cũng phấp phới bay”. Cuộc đời họ sẽ đi vào một ngả rẽ. Khúc quanh đó là một dự báo: Sau phút chốc “huy hoàng trên mây” lại là sự đắm chìm trong bể khổ!

Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật

QUANG DƯƠNG - nhà tư vấnhướng nghiệp

www.tuvanhuongnghiep.vn

Một phần của tài liệu Tư vấn nghề cho học sinh THPT (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)