Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 43 - 45)

- Chỉ giao tạm ứng cho cán bộ công nhân viên trong DN.

THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY KHÁNH HÒA

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Giai đoạn từ năm 1987 đến 1991:

Đây là giai đoạn cơ bản và bước ban đầu đào tạo công nhân để tiến hành tổ chức sản xuất. Ở giai đoạn này, mặt hàng sản xuất chủ yếu của xí nghiệp là sản phẩm may mặc nội địa, khách hàng chủ yếu là công ty may mặc Dệt Kim Trung Ương, Công ty bảo hộ lao động Việt Nam, công ty công nghệ phẩm cấp II.

Trong giai đoạn khởi đầu, kế hoạch sản xuất của xí nghiệp được xây dựng trên cơ sở kế hoạch của nhà nước giao, công tác công ứng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm thông qua Liên hiệp may Việt Nam. Thị trường chính để giao sản phẩm Liên Xô và Đông Âu bế tắc, công nhân không có việc làm, sản xuất bị trì truệ buộc xí nghiệp phải tìm kiếm thị trường mới để tồn tại và phát triển được.

Giai đoạn từ 1992 đến 1995:

+ Thực hiện chủ trương ổn định sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp may Khánh Hòa được thành lập theo quyết định 81/QĐ-UB ngày 16/01/1993 của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (Văn phòng giao dịch: 12 Lê Thánh Tôn – TP Nha Trang).

+ Theo quyết định số 191/UB của ủy ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa ngày 16/06/1994, xí nghiệp may Khánh Hòa đã đổi tên thành công ty may Khánh Hòa.

+ Việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU thực hiện theo hiệp định buôn bán Việt Nam và EU từ ngày 01/01/1993 đến ngày 03/02/1994, Mỹ tuyên bố xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên, đã mở ra thị trường mới đầy tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam nói chung và công ty may Khánh Hòa nói riêng.

Giai đoạn 1995 đến nay:

+ Giai đoạn này diễn ra tình hình cạnh tranh gay gắt trong ngành dệt may VN, tại Khánh Hòa có một số công ty tư nhân ra đời nhưng sớm lâm vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến phá sản. Một số doanh nghiệp nhà nước cũng ở tình trạng thua lỗ kéo dài. Trước tình hình ngành may biến động, cạnh tranh diễn ra gay gắt… ủy ban Nhân Dân tỉnh Khánh Hòa chủ trương sáp nhập công ty may KH ngày 14/08/1995.

+ Thực hiện quyết định số 108/2002/QĐ- UB của ủy ban Nhân Dân tỉnh KH ngày 25/09/2002 về việc chuyển giao doanh nghiệp Nhà Nước theo chủ trương của Đảng, công ty may Khánh Hòa đổi tên thành công ty Cổ Phần May Khánh Hòa.

• Tên công ty: Công ty Cổ phần may Khánh Hòa.

• Tên giao dịch: Khánh Hòa Garment Joint-Stock company. • Cơ sở sản xuất kinh doanh:

- 04 Nguyễn Thiện Thuật-Nha Trang-Khánh Hòa. - 12 Lê Thánh Tôn-Nha Trang- Khánh Hòa.

-Diên Phú 1-Diên Khánh-Khánh Hòa

• Quy mô: - Công suất: 3.000.000 sản phẩm/năm - Công nhân: 900 người

• Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất quần áo may xuất khẩu và nội địa

• Vốn điều lệ:15.468.000.000 đồng (năm 2013) • Cổ phần:154.680 cổ phần, 100.000đồng/CP • Cơ cấu sở hữu cổ phần:

- Năm 2002-2004: Vốn nhà nước chiếm 30% vốn điều lệ. - Từ 2005 đến nay: 100% vốn cổ đông.

• Điện thoại :0583 522 354 • Fax :0583 522 355

• Email: khoamayvp@vnn.vn; haimay@vnn.vn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần may khánh hòa (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(154 trang)
w