Một số bài ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm chọn giống vật nuôi của nhân dân ta: + Kinh nghiệm chọn trâu:

Một phần của tài liệu giao án công nghệ chuẩn ktkn (Trang 62 - 64)

+ Kinh nghiệm chọn trâu:

→Chọn Trâu tốt chọn làm giống:

Đầu thanh, mặt nhẹ, chân khô Vai cao, mình thẳng, mặt gân, sườn tròn

Đố ai biết được trâu còn điểm chi? Bốn chân một vó ai bì Mông tròn bát úp khi đi vững vàng

Sườn mau, sừng ná hiên ngang Yêu trâu thêm tính khoẻ làm siêng ăn

→Trâu xấu không chọn làm giống

Chân to, bản nặng kéo cày được sao Lại thêm tiền thấp, hậu cao Đuôi trùng quá khuỷu đi nào được đâu

+ Kinh nghiệm chọn gà:

Mua gà phải chọn giống gà Gà Ri tuy bé nhưng mà lớn mau

Nhất to là giống gà nâu

Lông nhiều thịt béo, ngày sau đẻ nhiều...

Ngày soạn: Ngày giảng: Ngày giảng:

Tiết 22: thực hành

QUAN SÁT, NHẬN DẠNG NGOẠI HèNH GIỐNG VẬT NUễI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, hs cần nắm được

Nhận dạng một số giống vật nuôi phổ biến và hướng sản xuất chúng.

2. Kĩ năng

- Biết quan sát, so sánh đặc điểm ngoại hình của các giống vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau.

- Nhận dạng được một số giống vật nuôi được nuôi phổ biến trong nước hoặc sẵn có ở địa phương và hướng sản xuất của chúng.

- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

3. Thái độ

- Nhận thức được vai trò, vị trí của các giống vật nuôi nhập nội và địa phương trong sản xuất.

- Có ý thức tìm hiểu đặc điểm của giống vật nuôi để tập chọn ra những giống vật nuôi tốt phục vụ cho việc chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

Ii. Chuẩn Bị

1. Chuẩn bị của GV

- Về nội dung:

+ Nghiên cứu kỹ nội dung của bài trong SGK và SGV, đặc biệt lưu ý phần “ Những điều cần lưu ý” trong SGV.

+ Tham khảo Giáo trình Giống vật nuôi của TS. Văn Lệ Hằng – NXB Giáo dục –Hà nội 2006 hoặc tài liệu giới thiệu về các giống vật nuôi trong nước và nhập nội của nước ta.

- Về phương tiện:

+ Các tư liệu mô tả về ngoại hình, hướng sản xuất, năng suất, hình thức nuôi dưỡng của một số giống vật nuôi phổ biến trong nước, đặc biệt là các giống vật nuôi được giới thiệu trong bìa thực hành và các giống vật nuôi sẵn có ở địa phương.

+ Nếu có điều kiện đến các trang trại chăn nuôi để cho HS trực tiếp quan sát, nhận dạng ngoại hình của vật nuôi thật là trực quan nhất.

+ Nếu thực hành tại lớp học, giáo viên có thể chuẩn bị băng hình, tranh ảnh ghi lại hình ảnh, hoạt động của các giống vật nuôi được chọn giới thiệu trong bài thực hành.

+ Mẫu bản tường trình thực hành cho các nhóm. - Về phương pháp:

+ Thực hành – nhận biết. + Thảo luận nhóm.

+ Cần tiến hành quan sát và nhận xét đặc điểm ngoại hình của các giống vật nuôi trước khi hướng dẫn cho HS thực hành.

2. Chuẩn bị của HS

- Nắm vững khái niệm và vai trò của ngoại hình trong việc đánh giá, chọn lọc vật nuôi - Tranh ảnh, tư liệu về các giống vật nuôi phổ biến như trâu, bò, lợn, gà, vịt...

- Giấy, bút, thước kẻ, bản tường trình thực hành

iii. tiến trình bài giảng

1. ổn định lớp: (kiểm tra sĩ số)

2. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt. ứng dụng và trình bày ưu, nhược điểm của phương pháp này?

- Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể. ứng dụng, nêu ưu và nhược điểm của phương pháp này?

3. Dạy bài mới

HĐ1: Giới thiệu bài thực hành.

hoạt động Nội dung

- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ mục đích, yêu cầu của bài thực hành

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

- GV giới thiệu nội dung, quy trình thực hành. - HS chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của GV để nắm vững qui trình thực hành

- GV kiểm tra, nếu HS nắm vững quy trình

I. Mục đích, yêu cầu

- Biết cách quan sát, so sánh ngoại hình của các giống vật nuôi có hướng sản xuất khác nhau

- Nhận dạng được một số giống vật nuôi trong nước và ở địa phương

- Thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh về các giống vật nuôi phổ biến - Tư liệu về khả năng sản xuất, hình thức nuôi dưỡng của các giống vật nuôi

- Bản tường trình thực hành

Một phần của tài liệu giao án công nghệ chuẩn ktkn (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w