liếp, XD hệ thống tưới tiêu rửa phèn
- Bón phân
3/ Hướng sử dụng:
Trồng lúa, kinh nghiệm dân gian: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
4. Củng cố:
?Câu 1: Bón vôi cải tạo đất mặn và đất phèn có gì khác nhau? Hãy giải thích sự khác nhau này?
- Bón vôi cải tạo đất mặn để tạo ra phản ứng trao đổi giải phóng Na+ thuận lợi cho sự rửa mặn. Còn bón vôi cải tạo đất phèn tạo ra phản ứng trao đổi làm cho Al(OH)3 kết tủa, chính vì có Al(OH)3 nên phải lên liếp --> phèn được hoà tan và trôi xuống rãnh tiêu
+ Cơ sở: Phản ứng trao đổi ion giữa keo đất và dung dịch đất
→Bón vôi cải tạo đất mặn:
(KĐ)Na Na
+
++ Ca2+ ↔(KĐ)Ca2+
+ 2Na+
→Bón vôi cải tạo đất phèn:
(KĐ)H++
Al3 +2Ca2++4OH-↔(KĐ)2Ca2+
? Câu 2: Để trồng được lúa trên đất phèn, ở đồng bằng sông Cửu Long nhân dân đã sử dụng phối hợp các biện pháp sau: cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. Em hãy cho biết tác dụng của những biện pháp trên?
+ Cày nông có tác dụng không để pyrit bị ôxy hoá làm đất chua + Bừa sục: Làm cho đất mặt thoáng, rễ cây hô hấp được
+ Giữ nước liên tục: làm cho tầng đất mặt không bị khô cứng, nứt nẻ.
+ Thay nước thường xuyên có tác dụng loại bỏ dần dần các chất độc hại trong đất
5. Bài tập về nhà:
Vẽ hình và giải thích tác dụng của việc lên liếp?
Viết phương trình xảy ra khi bón vôi cải tạo đất mặn? Giải thích? . ------
Ngày soạn: Ngày giảng: Ngày giảng:
Tiết 9: Thực hành
Xác định độ chua của đất và quan sát phẫU diện đất I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Xác định độ pH của đất bằng thiết bị thông thường - Quan sát được phẩu diện đất
2. Kỹ năng
- Rèn luyện Kỹ năng làm việc độc lập, tổ chức nhóm
3. Thái độ:
- Tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật
- ý thức giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành