Khái niệm về sinh trưởng và phát dục.

Một phần của tài liệu giao án công nghệ chuẩn ktkn (Trang 57 - 60)

Trong chăn nuôi, khái niệm sinh trưởng và phát dục được sử dụng để chỉ hai mặt của quá trình phát triển của vật nuôi, trong đó:

1. Sinh trưởng.

Sinh trưởng thể hiện sự tăng về kích thước, thể trọng, tức là con vật lớn lên về khối lượng, thể tích và các chiều đo của từng bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trong toàn bộ quá trình phát triển.

Ví dụ: Quá trình tăng lên về khối lượng và thể tích của dạ cỏ của nghé từ lúc mới sinh ra cho đến thời điểm có đầy đủ vi sinh vật cộng sinh là quá trình sinh trưởng.

Nguyên nhân của sự sinh trưởng là do sự phân chia của các tế bào và sự tích luỹ các hợp chất hữu cơ của các tế bào trong cơ thể vật nuôi.

Trong công tác giống vật nuôi, người ta có thể đo được sự sinh trưởng của vật nuôi bằng cách đo kích thước các chiều cơ thể hoặc cân khối lượng cơ thể. Sự tăng khối lượng và kích thước của cơ thể có thể diễn ra không đồng đều như chiều dài thân tăng nhanh, khối lượng lại tăng chậm, dẫn đến con vật dài mảnh khảnh. Ngược lại dài thân tăng chậm, khối lượng tăng nhanh, làm cho con vật ngắn, béo tròn. Dựa vào đặc điểm này, con người có thể điều khiển được sự sinh trưởng của vật nuôi sao cho phù hợp với mục đích chăn nuôi của mình.

2. Phát dục.

Phát dục là sự thay đổi bản chất, sự thay đổi về chất lượng, quá trình này xảy ra liên tiếp nhau trong cơ thể vật nuôi kể từ lúc hợp tử được hình thành cho đến khi các cơ quan và hệ cơ quan của con vật được tạo thành, hoàn thiện cấu tạo và thực hiện tốt chức năng sinh lí.

Nguyên nhân của sự phát dục là sinh trưởng và phân hoá tế bào, nghĩa là sự thay đổi về chất trong tế bào. Dấu hiệu bản chất của phát dục là sự xuất hiện hay hoàn thiện một cơ quan mới,

dẫn đến sự thay đổi về hình thái và xuất hiện một chức năng mới của cơ thể. Cần tránh nhầm lẫn giữa sự xuất hiện cơ quan mới hay chức năng mới với sự hoàn thành cơ quan hay chức năng mới, vì sự hoàn thành cơ quan hay chức năng nào đó thuộc về khái niệm thành thục. Ví dụ khi gà trống biết gáy, ta nói nó đã trưởng thành, cơ quan sinh dục đã hoàn thiện, có khả năng thụ tinh cho gà mái...là hiện tượng thành thục.

3. Sinh trưởng và phát dục có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình sinh lí có bản chất khác nhau nhưng thống nhất với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Sự sinh trưởng tạo điều kiện cho phát dục, trên cơ sở sinh trưởng, phát dục ở giai đoạn trước làm cơ sở cho cơ thể vật nuôi tiếp tục sinh trưởng, phát dục ở giai đoạn tiếp theo, cứ thể, cơ thể vật nuôi liên tục phát triển từ khi còn là bào thai cho đến lúc trưởng thành rồi già cỗi.

Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng và phát dục diễn ra xen kẽ với nhau, tuỳ từng giai đoạn của đời sống cá thể mà sự sinh trưởng có tốc độ lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn phát dục. Thời kì bào thai: sinh trưởng yếu hơn phát dục; thời kì trước trưởng thành: sinh trưởng và phát dục đều mạnh; thời kì trưởng thành: sinh trưởng mạnh hơn phát dục; thời kì già cỗi: sinh trưởng và phát dục đều yếu. Trong chăn nuôi, nếu một con vật có quá trình sinh trưởng mạnh nhưng phát dục lại yếu đó là những con vật bị “ sổi”, khả năng sinh sản kém, chất lượng giống không tốt. Ngược lại, một con vật sinh trưởng kém, phát dục mạnh là những con vật còi cọc, có khối lượng nhỏ, phẩm chất giống cũng không tốt. Muốn chăn nuôi có năng suất cao, người chăn nuôi phải điều khiển sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi diễn ra theo đúng các quy luật của nó.

II – Các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi diễn ra theo ba quy luật là: quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn; quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều và quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì. Các quy luật này ở gia súc, gia cầm và cá có sự khác nhau do quá trình phát triển phôi, môi trường sống của chúng khác nhau. Các quy luật này gắn bó chặt chẽ với nhau, quy luật này là tiền đề cho quy luật kia, thể hiện kế tiếp nhau, có lúc đan xen nhau và thống nhất trong một cơ thể hoàn chỉnh là con vật mà ta đang nuôi.

1 – Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn.

Ta có thể phát biểu nội dung cơ bản của quy luật này bằng mệnh đề sau: “ Trong đời

sống cá thể, vật nuôi trải qua nhiều thời kì kế tiếp nhau, thời kì trước làm cơ sở cho thời kì sau, mỗi thời kì cơ thể vật nuôi được tăng thêm về kích thước, khối lượng và hoàn chỉnh dần”. Sau khi phát biểu được nội dung quy luật ta phải chỉ ra được ý nghĩa của quy luật trong thực tiễn sản xuất, đó là giúp cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi sao cho phù hợp với từng thời kì nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

Do có sự khác nhau về quá trình phát triển phôi và môi trường sống nên các giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm và cá có sự khác nhau:

a. Quá trình phát triển của gia súc và gia cầm thường được chia thành các giai đoạnnhư sau: như sau:

* Giai đoạn phôi thai:

- Giai đoạn này được tính từ khi trứng được thụ tinh trở thành hợp tử cho đến khi con vật được sinh ra và được chia thành các thời kì nhỏ là: thời kì tiền phôi, thời kì phôi và thời kì thai.

- Đặc điểm đặc trưng của giai đoạn này là tế bào hợp tử phân chia, phân hoá tạo ra các loại tế bào khác nhau để hình thành nên các cơ quan và hệ cơ quan của con vật như xương, cơ, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ thần kinh...ở gia súc, giai đoạn này phôi thai được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng các chất dinh dưỡng lấy từ máu của vật nuôi mẹ qua nhau thai. Còn ở

gia cầm, phôi thai được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng có sẵn trong trứng (noãn hoàng, noãn bạch).

* Giai đoạn sau phôi thai:

- Giai đoạn này được tính từ lúc con vật được sinh ra cho đến khi già cỗi. Đặc điểm đặc trưng của giai đoạn này là con vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh, chất dinh dưỡng được cung cấp thông qua hoạt động của bộ máy tiêu hoá.

- Với gia súc, giai đoạn sau phôi thai được chia thành các thời kì sau:

+ Thời kì bú sữa:Thời kì này được tính từ khi con vật được sinh ra cho đến khi cai sữa. Đặc điểm đặc trưng của thời kì này là con vật còn rất non nớt, chưa quen với môi trường bên ngoài, thức ăn chủ yếu của con vật là sữa mẹ, tuỳ loài vật nuôi mà thời gian của thời kì này là dài hay ngắn. Ví dụ: với Lợn thời kì này kéo dài khoảng 2 tháng, với Trâu, bò là sáu tháng, với Thỏ khoảng 1 tháng...

+ Thời kì sau bú sữa: Được tính từ lúc con vật thôi không bú sữa nữa cho đến khi con vật già cỗi, thời kì này được chia thành ba thời kì nhỏ là:

Thời kì trước thành thục: được tính từ khi cai sữa đến khi con vật bắt đầu thành thục

về tính dục. Thời kì này quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ, tuỳ loài, tuỳ giới tính mà thời kì này có thời gian dài hay ngắn khác nhau. Ví dụ: với Lợn thời kì này kéo dài khoảng 7 – 8 tháng; với dê, cừu khoảng 6 – 8 tháng; với bò cái khoảng 5 – 12 tháng, bò đực khoảng 12 – 18 tháng....

Thời kì trưởng thành: được tính từ lúc con vật có biểu hiện về tính dục đến lúc

chức năng sinh dục hoàn thiện, cơ thể vật nuôi phát triển hoàn chỉnh, trao đổi chất ổn định. Đây là thời kì khai thác mạnh nhất sức sản xuất của vật nuôi.

Thời kì già cỗi: Khả năng sản xuất giảm, cơ thể vật nuôi yếu dần và chết.

b. Các giai đoạn phát triển của cá được chia thành các thời kì sau:

- Thời kì phôi: Từ lúc trứng thụ tinh đến khi cá được nở ra, thời kì này sự phát triển xảy ra hoàn toàn trong màng trứng, phôi được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng có sẵn trong trứng (noãn hoàng, noãn bạch).

- Thời kì cá bột: từ khi cá nở cho đến khi cá được 3 -5 ngày tuổi, kích thước khoảng 0,8 – 1 cm (tuỳ loài), đặc điểm đặc trưng của thời kì này là hình dạng ngoài và cấu tạo trong của cá chưa mang những đặc tính của cá trưởng thành, cá bắt đầu tìm mồi và sử dụng những thức ăn có kích thước nhỏ, dễ tiêu hoá.

- Thời kì cá hương: kích thước khoảng 2,5 – 3 cm (tuỳ loài), thời gian ương nuôi khoảng 21 – 25 ngày. Đặc điểm đặc trưng của thời kì này là hình thái, cấu tạo và sự dinh dưỡng của cá đã gần giống với cá trưởng thành.

- Thời kì cá giống: Lúc đầu cơ quan sinh dục phát triển yếu, dấu hiệu sinh dục phụ chưa rõ, cuối thời kì cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển hoàn thiện. Thời kì này cá sinh trưởng nhanh về chiều dài, cá sử dụng nguồn thức ăn như cá trưởng thành.

- Thời kì trưởng thành: bắt đầu từ lúc cá đẻ lứa đầu tiên, cá tăng nhanh về khối lượng, sức sản xuất của cá được khai thác mạnh nhất vào thời kì này.

- Thời kì già cỗi: Khả năng sản xuất giảm, cơ thể cá yếu dần và chết.

------

Ngày soạn: Ngày giảng: Ngày giảng:

Tiết21: Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi i. Mục đích , yêu cầu:

1/ Kiến thức:

Sau khi học xong bài , HS phải:

Một phần của tài liệu giao án công nghệ chuẩn ktkn (Trang 57 - 60)