Cái tôi chiêm nghiệm, suy tư về chiến tranh

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 44)

Thơ và trường ca của Thanh Thảo luôn là những bản giao hưởng hoành tráng với nhiều cung bậc, ngữ nghĩa, đồng thời rất đa dạng, độc đáo về cách thể hiện. Nhà thơ đã đưa vào trong thơ của mình cả lịch sử, cả chiến công, cả hy sinh mất mát lẫn những nốt son, nốt la trầm bổng của hơi thở cuộc sống. Từ đó, chính Thanh Thảo là một nhà thơ tiên phong bước từ hàng ngũ những chiến binh đi vào thơ để bộc lộ một cái tôi chiêm nghiệm về chiến tranh.

Thanh Thảo đã gắn bó cả thời trai trẻ của mình với cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Nhà thơ đã tự mình trải nghiệm về chiến tranh, những vần thơ, tứ thơ Thanh Thảo trở nên “già dặn” đậm chất triết lý, suy tưởng. Viết về chiến tranh, về cuộc đời của những người lính trẻ, nhưng Thanh Thảo luôn giãi bày như chính tâm tư tình cảm, những trăn trở của mình trước những trận đánh tàn khốc,

những cuộc hành quân gian khổ. Thanh Thảo không tô vẽ cho sự khốc liệt, nhưng qua những hình ảnh giản đơn lại tạo thành sức ám ảnh lớn về sự tàn phá: “buổi

chiều pháo bắn/ những cây bình bát gục ngã/ hoàng hôn đôi bờ như máu chảy/ trắng dòng kênh xác xăng đặc lều bều” (Một người lính nói về thế hệ mình).

Thanh Thảo viết về chiến tranh, về những người lính không chỉ với sự bình tĩnh lạc quan, trẻ trung và rất đỗi yêu đời trong hoàn cảnh gian khổ, ác liệtcủa họ, của cuộc đời sống giữa chốn núi rừng: “chúng tôi sống ở đây mấy mùa khô mấy

mùa mưa/ có mùa đói và mùa nào cũng giặc”. Mà cũng có khi, ông viết về họ bằng chính những chiêm nghiệm, suy tư của mình về sự hi sinh về cái chết có thể đến bất chợt, chẳng biết rằng “một khoảng khắc một bước chân có thể tôi còn

anh mất”. Và đâu đó, ta nhận ra trong cái tôi chiêm nghiệm của ông, bỗng xuất

hiện những khúc nhạc lắng sâu của những suy tư, trăn trở về một hiện tại đau thương của “quê hương không còn nguyên vẹn”, của “những nền nhà bị quân thù

cố tình vùi lấp”.

Nhưng dường như chính những trải nghiệm, những hiểu biết về thế hệ mình, về Đất nước và quê hương đang bị giặc tàn phá. Cái tôi chiêm nghiệm, suy tư không hề chìm đắm trong những sự dằn vặt và bế tắc nữa, mà bỏ lại sau lưng những dấu chân đong đầy mỏi mệt để hướng về phía nhân dân, hòa mình cùng lý tưởng đấu tranh cho nền hòa bình Dân tộc: “thế hệ chúng tôi bùng ngọn lửa chính

mình/ soi sáng đường đi tới” (Một người lính nói về thế hệ mình).

Thanh Thảo đã nhìn thẳng vào chiến tranh, ông nhìn thấy sự tàn phá của nó, nhìn thấy hình ảnh của những quê nhà “không còn nguyên vẹn” ấy, và nhà thơ nhận ra chiến tranh đâu chỉ là giành lấy ngày vinh quang cho Dân tộc, mà còn là đau thương, là mất mát. Còn gì đau đớn hơn khi cuộc đời, số phận mong manh của người lính đôi khi lại chỉ là “chiếc áo có thể sống lâu hơn một cuộc đời”, chỉ là một bước chân nhưng có thể “tôi còn anh mất”. Nhưng dù cho chiến tranh có tàn khốc bao nhiêu, dù đau thương mất mát có nhiều như thế nào, thế hệ những con người ấy vẫn quyết định dấn thân “không tiếc đời mình”, không tiếc tuổi trẻ, bởi họ hiểu: “ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”.

Sự chiêm nghiệm, và những suy tư của Thanh Thảo tiếp tục được giãi bày qua những suy ngẫm của nhà thơ về cái chết, về sự hi sinh, về một ngày mai chẳng biết “ai còn ai mất” ấy, về một hiện tại đau thương của quê nhà bị tàn phá. Khi viết về sự hy sinh của người lính, những nhà thơ kháng chiến đều có những cách viết khác nhau, nhưng họ cùng gặp nhau ở một điểm tương đồng, đó là họ đều ý thức được ý nghĩa cao cả của sự hy sinh. Chúng ta bắt gặp hình ảnh của sự ra đi đẹp đẽ đầy kiêu hùng:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng

(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)

Nhưng khi đến với thơ Thanh Thảo. Chúng ta không hề bắt gặp bất cứ câu thơ nào khắc tạc sự hy sinh theo dáng dấp của một anh hùng sử thi, mà ở thơ ông, ông không hề né tránh sự thật. Sự ra đi của đồng đội, của những người đồng chí cùng chia nhau từng củ sắn, củ mài, cùng gắn bó với nhau trong mưa bom lửa đạn, khi ra đi, họ được khắc tạc với những gì chân thực nhất. Cái chết đến với những người lính đâu chỉ là cái chết do đạn bom đem đến, mà đó còn là giữa sự thiếu thốn, giữa những cơn sốt rét giữa chốn hoang vu của núi rừng:

những chiếc võng mục giữa rừng nguyên thuỷ còn ôm bạn ta cơn sốt rét cuối cùng

(Khúc hai - Những người đi tới biển)

Chính những sự suy tư của một cái tôi chiêm nghiệm, trải nghiệm về chiến tranh, Thanh Thảo đã đưa chúng ta đến với những thế hệ người lính trong kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta biết được, họ đã sống giản dị nhưng luôn mang trong mình trách nhiệm trước Dân tộc và lịch sử, thái độ quyết liệt sống còn với kẻ thù.

Nhưng không dừng lại ở cái nhìn trực tiếp về chiến trường khốc liệt, sự suy tư trăn trở của Thanh Thảo còn đặt vào người lính và cả nhân dân với trách nhiệm ghách vác. Đó chính là những chiêm nghiệm, suy tư về cội nguồn của lịch sử.

Thanh Thảo là một trong những nhà thơ đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp trí tuệ lẫn tinh thần của người lính, thơ ông thường lắng đọng những suy tư, và khao khát được giãi bày với sắc thái riêng. Đó không phải là nỗi suy tư thảng thốt, lo âu khi tuổi trẻ không vĩnh hằng cùng cuộc đời, mà là chất suy tư được nảy sinh từ hiện thực gian khổ của Đất nước trong những năm tháng chiến tranh. Từ đó thổi bùng lên trong thơ Thanh Thảo sự suy ngẫm về những người lính trẻ tuổi mang trách nhiệm đối với nhân dân, Đất nước: “chân dép lốp đạp mòn tram ngọn núi/ mà

không hề rợp bóng xuống tương lai” (Một người lính nói về thế hệ mình).

Họ bước ra chiến trường từ những con người rất dung dị, rất đời thường từ khắp mọi nẻo làng quê, họ quy tụ về đây - dưới núi rừng xanh thẳm, họ sống và chiến đấu với kẻ thù dưới bầu trời bom đạn, và chứng kiến lần lượt những đồng đội của mình ngã xuống. Nhưng bên trong trái tim của những người lính ấy luôn là hình ảnh của quê hương, Tổ quốc, vì thế, họ dấn thân và tiếp tục dấn thân trong những ý chí đong đầy trách nhiệm, họ không ngại hy sinh tuổi trẻ để đánh đổi mùa xuân cho Đất nước và khao khát hướng tới một ngày khải hoàn.

Không dừng lại ở hình ảnh những người chiến sĩ, Thanh Thảo còn nhắc đến hình ảnh của nhân dân, họ tuy chân lấm tay bùn, họ tuy chưa một lần cầm súng, nhưng chính họ cũng đã “đi vào chiếc nôi chung của một thời khốc liệt” để tham gia kháng chiến theo cách của những con người chốn hậu phương. Và hơn ai hết, nhà thơ hiểu rõ tình yêu Đất nước trong họ cũng lớn lao rất nhiều, vì thế ông lại tiếp tục bộc lộ những khát khao được phơi trải, được suy ngẫm về những con người anh hùng vô danh ấy, những con người đại diện cho cả Dân tộc “mang lịch

sử qua trăm ngàn thử thách”.

Nhân dân là những người mẹ, những người vợ, những người chị, người anh. Họ còn là những con người quanh năm quen chài lưới, những nhà sư, những chú Tám, cô Út… Nên đối với Thanh Thảo, họ là những “nguồn sông”, những

“nguồn sông” chảy dài bất tử theo năm tháng: “mang lịch sử qua trăm ngàn thử thách/ Dân tộc này còn tiềm ẩn những nguồn sông” (Nguồn sông hát - Những

Sự độc đáo của Thanh Thảo trong những suy tư, chiêm nghiệm về những thế hệ cội nguồn lịch sử- nhân dân không chỉ qua những con người, số phận cụ thể, mà nhà thơ còn phác hoạ chân dung nhân dân ở tầm triết luận, từ đó ông ý thức sâu sắc về sức mạnh của nhân dân, họ là “những người dân mộ nghĩa”,“những

gia đình thất cơ lỡ vận”, “những ông già chỉ còn một cái khố một chiếc rìu” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhưng họ có sức mạnh quật cường, họ hạ được những cây bằng lăng cổ thụ để đẽo thành thuyền độc mộc, giúp những người chiến sĩ vượt sông. Từ đó, Thanh Thảo đã trải thật lòng mình, ông thể hiện tình cảm sâu nặng và niềm tin tưởng đối với nhân dân:

ta sống cùng nhân dân, chết giữa nhân dân Rất yên ổn mầm cây nở chìm trong đất

(Nguồn sông hát - Những người đi tới biển)

Và đâu đó trong tận sâu những trang thơ đầy chất suy ngẫm của Thanh Thảo, chúng ta còn nhận ra được niềm mong ước cháy bỏng về “niềm hy vọng

sắc người qua gian khổ”, về một ngày hòa bình lại được nhen nhóm lên: “liếp cửa gầy lạnh run lập cập/ đến bao giờ đời mẹ mới thong dong” (Nguồn sông hát

- Những người đi tới biển).

Thanh Thảo bước ra đời thực từ những năm tháng chiến tranh gian khổ, tuy sống trong hòa bình nhưng nhà thơ không có lúc nào quên đi ký ức nơi rừng xanh, nơi bom đạn cày xới ngày đêm không ngừng nghỉ. Chính bởi vì thế mà trong thơ, Thanh Thảo vẫn luôn đau đáu một ý thức trách nhiệm ghánh vác của những thế hệ cầm súng chiến đấu, và của cả một lớp người đứng lên từ đồng ruộng qua lối viết đầy chiêm nghiệm, suy tư và trăn trở giãi bày của mình. Bởi nhà thơ hiểu rằng, họ chính là cội nguồn của lịch sử, họ tạo ra Đất nước, và cũng chính họ trải hết cuộc đời đi cùng năm tháng của Tổ quốc.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 44)