Cái tôi cô đơn trên con đường nghệ thuật chân chính

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 53)

Thanh Thảo đã hóa thân vào cái tôi trữ tình trong thơ như muốn giãi bày những chiêm nghiệm, suy tư, muốn giãi bày những trăn trở, và cả những triết lý sống. Nhưng phảng phất đâu đó ta vẫn bắt gặp hình ảnh của một cái tôi cô đơn trên con đường nghệ thuật chân chính.

Đứng trước bối cảnh xã hội mới, buộc Thanh Thảo phải có ý thức sáng tạo ra những tác phẩm phù hợp với cách nhìn nhận mới, chính bởi thế cho nên, trong thơ ta bắt gặp một cái tôi đầy trăn trở, dằn vặt khi chưa tìm thấy nguồn ánh sáng của nghệ thuật: “những kẻ kiếm tìm trong đêm/ một công việc một hy vọng một

chốn nương thân một khoảng trống” (Khúc chậm 2000).

Trở về với cuộc sống yên bình, xa rời chiến trận đã gắn bó hơn mấy chục năm.Thanh Thảo cũng như những nhà thơ chiến sĩ khác, cũng cảm thấy chật vật, khác lạ, cũng cảm thấy như lạc lõng trước một thế giới dường như không thuộc về mình. Và hơn bao giờ hết, thế hệ những nhà văn, nhà thơ kháng chiến ấy, họ khó có thể vất bỏ ngay được cái tôi chiến sĩ đã gắn bó cùng biết bao thăng trầm của lịch sử đấu tranh để thay đổi, đề hòa hợp với thế giới mới: “Tôi cần nói điều gì cho ai đó. Nhưng chẳng có ai, hay có ai mà tôi không biết. Không biết nói gì”

Nhà thơ cảm thấy lạc lõng trước sự thay đổi tiên tiến của xã hội, lạc lõng trước những mái nhà xây bằng gạch đá, xi măng, và lạc lõng ngay chính trong bản thân mình: “Đêm ngầu đục. Thất lạc. Cố trèo xuống để đi lên. Không thấy

chiếc xe. Không thấy đường về. Những hàng rào. Những người lạ. Lại một xe tải. Không phải xe mình tìm” (Đích). Như đang rơi lạc vào một mê cung không thấy

đường ra, như đang chới với, chênh vênh giữa những đích đến nhập nhằng, giữa sự im lặng bao trùm đến ngộp thở.

Nhà thơ đã bày tỏ sự hoang mang, bế tắc, thảng thốt khi nhận ra, nơi mà mình đang đứng không phải là khói đạn của Trường Sơn mà“là một cuộc chiến

khác”, trong cuộc chiến ấy cái tôi trữ tình sắm vai vào một người chiến sĩ cô độc,

một mình chiến đấu chống lại sự lạc lõng để kiếm tìm con đường hòa hợp với mọi người, với thế giới. Thậm chí, đây cũng chính là cuộc chiến bên trong bản thân con người, cuộc chiến tranh giữa ý chí và sự cám dỗ của cuộc sống, nơi mà thế hệ những người đã từng vô cùng tâm huyết với nghề cầm bút không nhìn thấy

đích, không thấy đường về. Họ như đang tuột xuống cầu thang dốc và mất hút đi,

để rồi họ vội vã kiếm tìm chính mình, vội vã kiếm tìm quên lãng cho những ký ức

“tuột dốc” trong vô vọng: “vội vã/ mặt hướng về quên lãng/ hướng về tiếng thở dài/ hướng về vô vọng” (Vội Vã).

Không còn một cái tôi hòa chung cùng cái ta nữa, cũng không còn một giọng thơ tươi vui, đậm chất lính trẻ. Ta nhìn thấy một chất giọng đầy suy tư, trăn trở về sự cô đơn, nhưng biết làm sao được, khi nhà thơ không tìm thấy tiếng nói chung trong cuộc sống này,không tìm thấy được sự hòa hợp với thế giới mới, không tìm thấy được sự khơi nguồn cảm xúc. Đó là một cái tôi đơn độc ngay trên chính con đường sáng tạo, cách tân:

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la

đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn

Người nghệ sĩ Lorca - người đã đấu tranh không ngừng nghỉ cho một bầu trời nghệ thuật Tây Ban Nha - hay đó cũng chính là cái tôi đồng điệu của Thanh Thảo trên con đường sáng tạo nghệ thuật của chính mình. Với vầng trăng, với yên ngựa đi về miền đơn độc, Thanh Thảo đã khắc họa hình ảnh của một cái tôi nghệ sĩ quả cảm, nhưng cô đơn, cô đơn trên con đường nghệ thuật, thậm chí cô đơn cả trong cái chết.

Nhưng với Thanh Thảo người nghệ sĩ có thể sẽ chết, nhưng nghệ thuật thì luôn bất tử: “Lorca bơi sang ngang/ trên chiếc ghi ta màu bạc” (Đàn ghi-ta của Lorca). Chiếc ghi ta màu bạc là minh chứng cho sự bất tử của tiếng đàn, của những cách tân nghệ thuật, nó như “cỏ mọc hoang” mà không ai có thể chôn cất nổi. Người nghệ sĩ Lorca đã đi về bên kia thế giới bằng chính sự bất tử ấy. Cũng như Thanh Thảo, ông để lại cho đời những áng thơ bất tử của những cách tân độc đáo, những chiêm nghiệm, suy tư mà ít có nhà thơ nào đạt được.

Thanh Thảo luôn tâm niệm: “Mỗi người đếm bước chân mình theo một

cách. Những tiếng đếm làm nên con đường”, nhưng nhà thơ trước thời điểm này

bỗng nhiên cảm thấy như bất lực mà trăn trở rằng: “Tôi không biết đếm. Hoặc

đếm nhầm. Tôi hết đường? Những vết nứt trên mặt đê. Những cơn lũ chính mình. Làm sao tôi đứng trên bờ sông đời mình. Không dám nhào xuống dù là để ướt người, không dám bơi không dám chìm?” (Nếu tôi biết…). Chính vì thế ta cảm

nhận được sự cô đơn, đơn độc của một cái tôi không tìm thấy được sự đồng cảm, không tìm thấy được tiếng nói chung, và ta còn thấy một cái tôi lạc lõng với những bước đi rất chậm và rất lặng trong cuộc đời: “với hai cây bút/ hai chiếc đũa/ tôi đi tìm nguồn nước/ chậm và lặng” (Khúc chậm 2000).

Đâu đâu cũng là “những hàng rào”, đâu đâu cùng là “những người lạ”, nhìn về phía trước nhưng cái tôi trữ tình ấy “không thấy đích. Không biết về

đâu”, đôi lúc khiến nhà thơ như muốn bật khóc trước một “bầu trời trống rỗng”,

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w