Không thời gian hiện thực

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 75 - 77)

Không gian hiện thực hiện lên trong thơ Thanh Thảo trước hết là không gian chiến trận, mà ở đó Thanh Thảo đã thực sự làm sống dậy trong tâm hồn chúng ta một thước phim quay chậm về cuộc sống kháng chiến của những người lính trẻ,

những con người không ruột thịt họ hàng nhưng lên đường vì chung một chí hướng, sống chung dưới một mái nhà núi rừng: “chỉ cần quá một bước chân/ là

tôi ngập giữa rì rầm tiếng cây/ chỉ cần thêm một với tay/ là rừng ăn ở đêm ngày cùng tôi” (Khúc sáu - Những người đi tới biển). Và vẽ nên sự tàn khốc của chiến

tranh, những mất mát, đau thương và cả sự hy sinh của đồng đội: “những chiếc

võng mục giữa rừng nguyên thuỷ/ còn ôm bạn ta cơn sốt rét cuối cùng” (Khúc hai

- Những người đi tới biển).

Không gian hiện thực trong thơ Thanh Thảo còn là bối cảnh của một xã hội hòa bình, với những đổi thay của chốn phồn hoa đô thị, sự hiện đại về công nghệ:

“một vùng không tiếng ve/ bao người đứng sững sờ như khói (…) cục nước đá tan trọng miệng ly/ cơn gió nhân tạo mùi sắt gỉ” (Lửa trắng). Nhưng lại là sự thụt

lùi của những thẩm mĩ, đạo đức con người, mà ở đó, người ta sống bon chen hơn, mải mê chạy theo giấc mộng tiền bạc, đeo duổi hư vinh và đánh mất dần đi tình thương vốn có: “kẻng báo giờ/ tất cả xếp hàng vào bóng tối/ dửng dưng” (Kẻng báo giờ).

Gắn với không gian hiện thực chiến tranh là thời gian của lịch sử, của hiện thực kháng chiến và cuộc sống. Nhưng trước bối cảnh không gian rộng lớn, thời gian trong thơ Thanh Thảo dường như được cô đặc lại đến tận cùng, đó là

“những đêm mưa quất bốn bề”, là “nắng chiều đẫm lại giữa lòng tay”, “buổi chiều pháo bắn”, “hoàng hôn” như “máu chảy” là sự tiếp nối từ mùa khô đến

mùa mưa. Thơ Thanh Thảo không hề khơi rõ về dòng chảy tuyến tính của thời gian, nhưng chỉ với một từ “đêm” cô đọng ấy, chúng ta có thể cảm được đó là những đêm nối tiếp đêm, những mùa mưa nối tiếp mùa khô rồi lại đến mùa mưa, chuỗi thời gian cứ thế hiện lên trong khoảng trống tư duy của người đọc. Và trong không gian của chốn phồn hoa đô thị, đó là ngày để “anh tiêu hết” tiếng cười, là

“buổi sáng thứ hai đầy tiếng trẻ con” (Lúc ấy), cũng cho ta thấy được nhịp chảy

của thời gian dường như rất nhạt trong thơ.

Rõ ràng, sự cô đọng đến tận cùng thời gian trong những vần thơ của Thanh Thảo khiến chúng ta rất khó để có thể phát hiện ra được, giống như không hề có

sự tồn tại của thời gian vậy. Nhưng bằng cách cảm, bằng sự vận dụng tư duy, người đọc có thể nhận ra sự ẩn hiện của thời gian đằng sau những bức tranh không gian rộng lớn, dù nó rất mờ nhòe.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 75 - 77)