Biểu tượng “Mẹ” và “Em”

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 80 - 82)

Nổi bật trong hệ thống biểu tượng của Thanh Thảo là những hình ảnh về

“người mẹ” và “em”.

Trước hết là biểu tượng người mẹ, biểu tượng này xuất hiện trong thơ Thanh Thảo với tần suất khá nhiều, từ những sáng tác viết về cuộc chiến đấu gian khổ đến những sáng tác sau ngày hòa bình lập lại.

Trong thơ Thanh Thảo, mẹ trước hết là hiện thân của những lam lũ vất vả,từ

“cơn ho của mẹ một mình khuya khoắt” đến “dáng ngủ của mẹ hằn vất vả”, nhọc

nhằn, thầm lặng hi sinh. Mẹ đã sinh ra và nuôi lớn biết bao người con - những người đã xả thân vì Đất nước: “để nói về chúng con/ lớp tuổi hai mươi, ba mươi

điệp trùng áo lính/ xanh màu áo lính/ đã từng sung sướng đã từng nghẹn ngào/ được làm con mẹ” (Khúc một - Những người đi tới biển). Mẹ còn là người mang

trong mình dáng hình Tổ quốc, nuôi dưỡng biết bao thế hệ anh hùng, là tượng đài để cả Đất nước dõi theo: “Đất nước tôi khi đứng dậy làm người/ là đứng theo

dáng mẹ” (Nguồn sông hát - Những người đi tới biển).

Mẹ trong thơ Thanh Thảo là biểu tượng của cội nguồn lịch sử, của sức mạnh

Dân tộc, bởi: “chính mẹ đẻ anh hùng và truyền thuyết”, mẹ là hiện thân cho truyền thống đạo lý của ngàn năm của Dân tộc: “tập con bước vịn vào ca dao tục

ngữ/ dù uống nước đau lòng vẫn nhớ nguồn”, là ngọn nguồn nuôi dưỡng tình

thương “thương từ cái kiến con ong”, và lòng căm thù cái ác, căm thù giặc.

Mẹ là những gì thân thuộc nhất, nhưng cũng là những gì thiêng liêng và cao

quý nhất. Mẹ là mẹ, nhưng mẹ cũng là nhân dân, là những hóa thân cho những

điều giản dị của Đất nước mình. Thanh Thảo đã xây dựng hình ảnh người mẹ như là biểu tượng của nhân dân - một biểu tượng vừa gần gũi, thân thương, vừa biết bao kỳ vĩ - đó là tài năng và sâu xa hơn là tình cảm gắn bó máu thịt, là tình yêu thiết tha, sâu sắc của ThanhThảo đối với quê nhà.

Không dừng lại ở hình ảnh người mẹ, hình ảnh em cũng xuất hiện trong thơ Thanh Thảo rất nhiều lần, đặc biệt là ở những sáng tác gần đây, chủ yếu là trong tập thơ Thanh Thảo 70, mà chỉ với một từ ngắn đó, độc giả cũng đã nhận ra được hơi thở của tình yêu. Đó chính là tình yêu của tuổi trẻ. Nếu nói mẹ là tượng trưng cho tình yêu chung của cả Dân tộc, thì em lại là thứ tình cảm thiêng liêng, riêng biệt của chính cái tôi trữ tình.

Em là biểu trưng cho tình yêu, cho nỗi nhớ: “ta yêu nhau như mọi người yêu trên trái đất/ tên em tên em anh nhắc tới muôn lần” (Tín hiệu). Nhưng đôi khi em

còn là sự sáng tạo, là ngọn nguồn nghệ thuật mà cái tôi trữ tình đã bất chợt đánh rơi trước những cám dỗ của hiện thực cuộc sống, trước sự thay đổi đầy biến hóa của đô thị:

gương mặt em khuất sau tiếng ồn

những vai kịch cao siêu rẻ tiền

Ta phát hiện ra một điểm rất độc đáo của Thanh Thảo, bởi chưa có nhà thơ nào độc đáo như Thanh Thảo khi gọi sáng tạo nghệ thuật - đứa con tinh thần của mình là em, chưa bao giờ gọi tên trìu mến như cách những người yêu nhau gọi.

Dù là hình tượng “Mẹ” hay “Em”, thế giới biểu tượng trong thơ Thanh Thảo vẫn luôn luôn đa nghĩa, nó hàm chứa nhiều tầng nghĩa khác nhau, mà muốn có thể soi xét được tất cả các góc cạnh, độc giả phải vận dụng hết toàn bộ tư duy và huy động tâm linh của mình để đi theo sự dẫn dắt sáng tạo của nhà thơ.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w