Biểu tượng “Ánh sáng” và “Bóng tối”

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 86 - 90)

Sự tương phản giữa hai hình tượng Ánh sáng và Bóng tối không phải là một điều mới lạ trong thơ, nhưng ở Thanh Thảo, ông luôn có cách làm chúng lạ hóa đi theo cách riêng của mình, từ đó, người đọc lại tiếp tục bị thu hút bởi chính sự lạ hóa này.

Ánh sáng trong thơ Thanh Thảo tượng trưng cho chân lý vĩnh hằng, cho một tương lai hòa bình và một xã hội sạch bong. Đó là những biểu tượng về: Ngọn lửa, Mặt trời, Đám cháy, Ngọn nến… Nhưng nổi bật hơn cả là hình ảnh biểu

tượng ngọn lửa, bởi ngọn lửa trước hết chính là biểu tượng cho chính sự sống mong manh, là cái chết kề trong gang tấc với người lính: “đêm hành quân qua

nhiều đống lửa/ bùng tự nhiên ngay giữa lối mòn” (Một người lính nói về thế hệ

mình).

Ngọn lửa cũng chính là niềm tin dai dẳng, ý chí quật cường của người chiến

sĩ không bao giờ nao núng trước đòn roi và bom đạn của quân thù, là lòng quả cảm tiếp thêm sức mạnh cho họ vượt qua gian khổ: “thế hệ chúng tôi bùng ngọn

Sức mạnh của lửa là sức mạnh của sự huỷ diệt và tàn phá, nhưng đó cũng chính là sức mạnh của sự bùng cháy đầy bất ngờ mà quả quyết, là ngọn lửa của nhiệt huyết và niềm tin, là sức mạnh được tích tụ, dồn nén từ sự kìm kẹp của kẻ thù: “vì ngọn lửa chịu sình là lửa thực/ đã bùng lên dám chạy tận sức mình” (Một người lính nói về thế hệ mình).

Và ngọn lửa còn biểu trưng cho những hạnh phúc đời thường, ngọn lửa hóa thân vào nỗi nhớ, vào bếp lửa thân thương trong tấm lòng đau đáu hướng về quê nhà, về mẹ của người chiến sĩ: “nghe nao nao lửa bếp mùi rơm rạ/ ngọn lửa

chiều mẹ ủ đã mười năm” (Giấc ngủ trưa của người lính an dưỡng). Ngọn lửa hóa

thân vào nỗi nhớ của tình yêu và lý tưởng hạnh phúc: “ở đó bọn anh phải gỡ giàn ba lô/ khơi ngọn lửa những tháng năm đời lính/ cứ thương em giờ chăn chưa đủ ấm/ đợt rét kéo dài em ngủ sao yên” (Lẽ ra).

Lửa đã trở thành hình ảnh biểu tượng đẹp, giàu lý tưởng trong thơ Thanh

Thảo. Những ngọn lửa biểu trưng cho ý chí dân tộc, cho niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, cho tình yêu bất diệt của con người. Với Thanh Thảo, nếu cỏ là sức sống mãnh liệt và dai dẳng thì lửa chính là sức mạnh, cỏ mang đến cho người lính ý chí quật cường thì lửa tôi đúc cho họ bản lĩnh bùng cháy hết mình vì quê hương, Tổ quốc.

Tương phản với những biểu tượng Ánh sáng, những hình ảnh khơi gợi Bóng tối trong thơ Thanh Thảo cũng là một nét độc đáo, thú vị. Mà tiêu biểu chính là

biểu tượng của Đêm tối.

Đêm trước hết là biểu tượng của bóng tối, là sự tối tăm không có ánh sáng.

Trong những vần thơ viết về kháng chiến, đêm tối gợi lên những hiểm nguy rình rập, là những cạm bẫy cái chết cận kề người chiến sĩ, đó là những “đêm hành

quân”, những “đêm lội nước”, những “đêm mưa quất bốn bề”, hành quân dưới

ánh chớp màn mưa mà “một khoảng khắc một bước chân có thể tôi còn anh

mất”.

Đêm còn là biểu tượng cho những lối mòn, sự lạc lõng, bế tắc của một cái

Thất lạc. Cố trèo xuống để đi lên. Không thấy chiếc xe. Không thấy đường về. Những hàng rào. Những người lạ. (…) Đêm giăng mắc. Những hình ảnh thoáng qua.Những người không thể hỏi. Không đường về. (…) Cố nói to không thành tiếng. Cố hỏi không âm thanh…” (Đích). Ta nhận ra sự bế tắc, nhập nhằng lẫn lộn

của một cái tôi mắc kẹt trước sự đổi thay của xã hội và lối sống của con người, mắc kẹt ngay trong chính bản thân mình, không tìm thấy tiếng nói chung, không tìm thấy lời giải đáp cho một khát khao sáng tạo nghệ thuật, như mắc kẹt trong

“đêm ngầu đục”ấy, mà quá trình tuột dốc lại “dễ hơn lên”.

Biểu tượng không đơn thuần chỉ là sự lặp đi lặp lại tần suất lớn của một hình ảnh nào đó, mà đôi khi còn có một vài hình ảnh xuất hiện dù ít thôi, nhưng cũng đủ để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Và chính bởi chúng ít khi lộ diện, nên mới tạo ra được những khoảng trống đầy thú vị cho thơ.

Hệ thống biểu tượng trong thơ Thanh Thảo khá là phong phú với nhiều ý nghĩa thú vị và mới mẻ. Lý tưởng sống đã trở thành sức mạnh vô địch giúp cho Dân tộc ta vượt qua bao khó khăn, thử thách. Những biểu tượng có khả năng bao quát cả sức mạnh chiến đấu, sức mạnh trường tồn, sức mạnh của niềm tin vào tương lai Dân tộc thông qua những hình ảnh thơ tưởng rất nhỏ bé, dung dị. Từ đó, chúng ta nhận thấy rằng đóng góp của thơ Thanh Thảo không chỉ nằm ở chỗ đưa vào thơ chất chính luận, chất triết lý và sự chiêm nghiệm mà còn là hệ thống những hình ảnh biểu tượng. Đó là những hình ảnh biểu tượng “thô sơ mà hực

sáng”, mang chiều sâu suy nghĩ và chất triết luận lấp lánh khi người lính viết về

thế hệ mình.Và chính những day dứt, trăn trở của ông đã làm nên giọng điệu khác biệt của cái tôi thế hệ trong thơ Thanh Thảo.

C. KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w