Không thời gian tâm linh

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 77 - 78)

Khép lại không - thời gian hiện thực, thơ Thanh Thảo lại mở ra trước mặt độc giả một mảng không - thời gian tâm linh đầy sắc màu và biến hóa. Đây cũng chính là nét độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật của ông, bởi chính cách viết tự động tâm linh, chính lối viết bằng tiềm thức để mạch thơ tự do tuôn chảy đã tạo dựng lên hình tượng không gian tâm linh, mờ nhòe và thời gian xoay quanh trục hồi ức mang đậm dấu ấn tượng trưng, siêu thực.

Không gian tâm linh trước tiên thể hiện thông qua những nỗi nhớ về mẹ, về

quê nhà, về em, những nỗi nhớ hiện lên trong tiềm thức, trong sự mờ nhòe ẩn ức của cảm xúc chân thành: “ai đang nhớ vùng quê mình ngoài đó/ những ngọn đồi

đá ong nuôi giấc mơ bạch đàn/ mẹ quét lá thấy dấu con trên đất/ ngày con đi chân cứng đá mềm” (Nguồn sông hát - Những người đi tới biển).

Không dừng lại ở nỗi nhớ, không gian tâm linh còn hiện lên qua hồi ức về những ngày đã qua, về những tháng ngày chiến tranh khốc liệt, về đồng đội và những tháng năm sống với rừng, với hiểm nguy: “chúng tôi những thằng lính trẻ/

lớn lên khắp trăm vùng gọi nhau là đồng đội/ đi chiến đấu ngủ bụi nằm bờ đầu nguồn cuối bãi” (Nguồn sông hát - Những người đi tới biển).

Thanh Thảo sáng tạo thơ theo khuynh hướng tượng trưng siêu thưc, chính vì thế ông sở hữu lối viết “mộng du”, tâm linh, tiềm thức, và trong các bài thơ của mình, dù là thơ viết về những người chiến sĩ, viết về chiến tranh hay viết về cuộc sống đời thương chúng ta vẫn dễ dàng nhận ra được những mảng màu thời gian được chắp nối theo trục xoay hồi tưởng.

Đó là thời gian của quá khứ hiện về “vẳng từ 56 năm trước” của cái ngày “sinh anh một con đò bơi vào”, là sự hồi tưởng trở về với thời gian của tuổi thơ,

thời gian quay ngược về thời kháng chiến ác liệt: “đi lang thang qua xóm ấp thị

đi tới biển). Cũng có khi là sự hồi tưởng về những ấn ức xa xăm trong tâm hồn, lùi về quá khứ, lùi về với một thời cái tôi rơi vào bế tắc: “làm sao tôi đứng trên bờ sông đời mình. Không dám nhào xuống dù là để ướt người, không dám bơi không dam chìm?” ( Nếu tôi biết…).

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w