Cái tô i Người chiến sĩ với vẻ đẹp tự ý thức về thế hệ và Tổ quốc

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 32 - 36)

Thanh Thảo là một nhà thơ rất có ý thức về thế hệ, và thơ ông luôn bày tỏ rõ quan điểm hướng về Tổ quốc, hướng về nhân dân. Chính vì thế, trong thơ Thanh

Thảo, người chiến sĩ không chỉ hiện lên qua vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà nhà thơ còn tập trung khai thác những vẻ đẹp trong tâm hồn của người lính. Đó là vẻ đẹp của sự tự ý thức trước Tổ quốc, trước nhân dân. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua cách nhìn nhận của một cái tôi trữ tình, một cái tôi - chiến sĩ nhân danh cho một lớp người để nói lên những cảm nghĩ, những băn khoăn về những vấn đề lớn lao thiết thực của đời sống kháng chiến, của Đất nước và của cả một thế hệ anh hùng.

Từ cánh cửa nhà trường bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, Thanh Thảo mang trong mình sự tự ý thức mạnh mẽ về vị trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử của cả một thế hệ cầm súng đứng lên, hiên ngang, bất khuất, đấu tranh vì một nên hòa bình cho Dân tộc: “người ta không thể chọn để được sinh ra/ nhưng chúng tôi đã

chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy/ gió ào ào trên đầu lá thầm vỡ dưới chân” (Khúc năm - Những người đi tới biển). “Chúng tôi” là thế hệ những người

lính trẻ! “Chúng tôi” chọn “cánh rừng phút giây năm tháng ấy” tức đã chọn cho mình con đường dấn thân vào gian khổ, dù cho “gió ào ào trên đầu” và “lá thầm

vỡ dưới chân” để băng qua hiểm nguy đến bến bờ chiến thắng. Cả một thế hệ đã

sẵn sàng lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lên đường trong tư thế chủ động: chủ động chọn lựa, chủ động khoác lên vai trách nhiệm cứu nước, chủ động dấn thân vì bầu trời hòa bình của Dân tộc.

Nghĩ về Tổ quốc, những người lính trẻ ấy đã bồi hồi xúc động khi ý thức được những điều giản dị đã giúp họ hình dung rõ hơn gương mặt của Tổ quốc, mà không ai khác, chính Thanh Thảo đã thay mặt cho họ nói lên những lời chân thành: “tôi thương quá những gì đã cho tôi hình dung Tổ Quốc/ sau tất cả những

lớn lao ngoài mặt/ mở liếp cửa kia là gặp thật những con người” (Nguồn sông

hát – Những người đi tới biển). Từ đó, với tình yêu Tổ quốc, họ không ngần ngại dấn thân để bảo vệ hình hài xứ sở.

Khi Đất nước chìm trong khói bom, họ - những thanh niên, trai tráng, những tầng tầng lớp lớp học sinh, sinh viên, những con người chưa một lần cầm súng - đứng lên theo tiếng gọi của Tổ quốc và ra đi cùng với một trái tim quả cảm, tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. Những người lính ý thức đầy đủ về trách nhiệm của

thế hệ mình trước vận mệnh Dân tộc. Ở họ có sự hòa quyện giữa lý trí và lòng dũng cảm; giữa ý thức dân tộc và tinh thần thời đại. Vì thế, họ sẵn sàng đứng giữa mưa bom mà khẳng khái hô to rằng: “chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/

(những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)/ nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?” (Khúc bảy – Những người đi tới biển).

“Tuổi hai mươi” là quãng đời xanh quý giá nhất của một con người, nhưng

họ đã tự nguyện hiến dâng vì độc lập tự do của Tổ quốc, hơn ai hết, hình ảnh những người lính trẻ trong thơ Thanh Thảo đều là những con người luôn khao khát được dấn thân, được hòa mình vào với cuộc kháng chiến khốc liệt, trường kì vì Đất nước. Họ gửi lại tuổi trẻ học đường để “nhận lấy những cánh rừng phút

giây năm tháng ấy”, “nhận lấy dãy Trường Sơn dựng dốc” và hòa mình vào cùng “một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận”.

Sự khốc liệt của những năm tháng chiến đấu không ngừng nghỉ khắc tạc vào những người chiến sĩ ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm ghánh vác Đất nước lên vai, và trách nhiệm chiến đấu giành lấy hòa bình cho Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc, như một phần máu thịt của bản thân đã làm nên sức mạnh quật cường của cả thế hệ những người lính chống Mỹ. Tình yêu đó được thể hiện cụ thể và sâu sắc trong mỗi người lính, vì với họ: “trên tất cả tình yêu, tình yêu này đi thẳng”, không gì cao hơn tình yêu Tổ quốc, và không gì khiến họ đau đớn hơn là cảnh nước mất nhà tan.

Những người chiến sĩ trong thơ Thanh Thảo đã vượt qua gió lào, vượt qua những đợt mưa bom B52, vượt qua “cái khắc nghiệt mùa khô”, qua “mùa mưa

mùa mưa dai dẳng”, vượt qua “những đêm mưa quất bốn bề” vì họ “dám cháy tận sức mình” ngọn lửa của khát vọng hòa bình. Họ mặc kệ sự ám ảnh của cái

chết chỉ cách mình trong gang tấc, của số phận mong manh: “một chiếc áo có thể

sống lâu hơn một cuộc đời”, mà đôi khi cái chết đâu chi do đạn bom đem đến, mà

đó còn là những cơn sốt rét giữa chốn hoang vu của núi rừng. Thế nhưng, sự ác

họ ý thức được những bước đi của chính mình: “thế hệ chúng tôi bùng ngọn lửa

chính mình/ soi sáng đường đi tới” (Một người lính nói về thế hệ mình).

Vậy nên giữa bốn bề bom đạn, giữa một cuộc sống kháng chiến chưa lúc nào vắng tiếng súng rền, thế hệ những người lính trong kháng chiến chống Mỹ đã sống giản dị, chân thành, dù phía trước họ luôn là “những con đường nhỏ gài lựu

đạn” mà “một khoảnh khắc, một bước chân có thể tôi còn, anh mất” nhưng các

anh vẫn sẵn sàng:

chân dép lốp đạp mòn trăm ngọn núi mà không hề rợp bóng xuống tương lai

(Một người lính nói về thế hệ mình)

Đó chính là vẻ đẹp mang tầm vóc thời đại của những người anh hùng xả thân vì Tổ quốc, là vẻ đẹp của sự tự ý thức về trách nhiệm của thế hệ và sự nghiệp giải phóng Đất nước. Những con người đó, họ sống quả cảm và chết anh hùng. Chứng kiến, những mất mát hi sinh, những điều được và mất, giữa tình yêu, lẽ sống và hạnh phúc. Với Thanh Thảo, những người lính đã ngã xuống là để cho Tổ quốc trường tồn. Đó chính là hạnh phúc. Chết chẳng qua là đã hiến trọn đời mình cho Dân tộc như một lẽ giản đơn, như những người lính đã vĩnh viễn nằm lại ở Trường Sơn sẽ vẫn dõi theo bước đi của Đất nước.

Chúng ta nhận ra được rằng, nói về sự hy sinh nhưng Thanh Thảo không hề bi luỵ mà nhà thơ luôn hướng về sự bất tử, luôn xây dựng những tượng đài bất tử của những con người chưa bao giờ yên nghỉ ấy: “nếu một ngày ta dựng những

hàng bia/ xin hãy để “nơi đây những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ” (Khúc năm - Những người đi tới biển).

Chứng kiến, trải nghiệm chiến tranh bằng cái nhìn trực tiếp từ chiến hào, Thanh Thảo đã phản ánh hiện thực cuộc chiến đấu đầy gian khổ, đầy mồ hồi và xương máu, nhà thơ đã làm nổi bật lên trên hiện thực tàn khốc của bom đạn là hình ảnh những người lính với sứ mệnh lịch sử trên vai, đó là “một thế hệ nhìn rõ

mặt mình”. Dưới lăng kính nhà thơ, và cái tôi nội cảm trữ tình giàu chất triết lý,

hiện lên chân thực, giản dị mà vô cùng đẹp đẽ: Họ là những con người có ý chí và lý tưởng cao đẹp, nhưng đồng thời cũng có đời sống nội tâm phong phú và sâu sắc. Ở họ luôn là những suy tư, trăn trở về số phận và vận mệnh dân tộc và trách nhiệm của thế hệ đối với Tổ quốc.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w