Những biểu tượng thiên nhiên

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 82)

Thế giới biểu tượng trong thơ Thanh Thảo luôn thể hiện khả năng sáng tạo không giới hạn của nhà thơ. Đó không chỉ là hình ảnh về mẹ, về em mà còn là cả một thế giới của thiên nhiên với cỏ, cây, hoa, lá, mặt đất, sóng, gió, biển và

những ngôi sao…

Trước hết và nổi bật trong hệ thống những hình tượng tự nhiên trong thơ Thanh Thảo là biểu tượng cỏ. Với sự xuất hiện dày đặc, cỏ đã trở thành biểu tượng tiêu biểu trong thơ Thanh Thảo, cỏ mọc tràn trong thơ ông, cỏ chết đi rồi sống lại, giản dị và khiêm nhường nhưng tràn đầy sức sống mãnh liệt. Chính vì thế, cỏ trong thơ Thanh đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho những người lính trẻ hồn nhiên: “mười tám hai mươi sắc như cỏ/ dày như cỏ/ yếu mềm và mãnh liệt

như cỏ” (Khúc năm - Những người đi tới biển).

Cỏ cũng biểu tượng cho ý chí bền bỉ, kiên cường của con người.Vừa là một

hình ảnh đẹp và lãng mạn trong thơ và trường ca Thanh Thảo, vừa là tuổi trẻ, là sức sống bất diệt và tương lai của dân tộc ta trong trường kì lịch sử. Và là lý tưởng sống đẹp, lý tưởng của tuổi trẻ luôn vươn lên, cống hiến những mùa xuân đẹp nhất cho Tổ quốc.

Bên cạnh hình tượng cỏ, đất cũng là một hình ảnh mang tính biểu tượng rất cao. Mặt đất chính là quê hương, là Đất nước, và cũng chính là biểu tượng

cho sức mạnh trường tồn của nhân dân: “những cơn bão đi qua nén thành dấu

vết/ đất nằm im như chết/ có bao giờ đất chết đâu anh” (Địa hình - Những người

Đất còn là nơi con người sinh sống, nhưng đó cũng là nơi tượng trưng cho

sức mạnh tinh thần và tấm lòng chung thủy của nhân dân: “ta sống cùng nhân

dân chết cùng nhân dân/ rất yên ổn mầm cây sống chìm trong đất” (Gương mặt

địa hình - Những người đi tới biển).

Và đất còn là “người mẹ” nuôi dưỡng nhân dân bằng truyền thống dựng nước, giữ nước bất khuất, bằng sự thuỷ chung, nhân hậu, nghĩa tình: “máu của

đất/ giọt nước nào đã khởi sự đời ta” (Nguồn sông hát - Những người đi tới

biển).

Gắn với đất là hình ảnh của những cây xanh, lá, hoa là những hình ảnh tượng trưng cho sự sống, cho cái đẹp và cho nguồn sáng tạo nghệ thuật trong thơ Thanh Thảo.

Và cũng tương tự như hình tượng cỏ, biểu tượng Hạt mầm tượng trưng cho khát vọng hoà bình và gửi gắm nhiều hy vọng vào tương lai của nhà thơ. Mầm cây nảy lên từ ngực đất là một hình ảnh đẹp, biểu trưng cho sức sống bất diệt của

nhân dân ta, là những khát vọng về hoà bình và một tương lai tươi sáng. Những hạt mầm ấy vẫn đâm chồi, vươn lên mãnh liệt và hiên ngang dù kẻ thù có mạnh mẽ và chiến tranh có khốc liệt đến thế nào.

Ngôi sao trong thơ Thanh Thảo là một biểu tượng mang đầy sự độc đáo của nhà thơ. Trong những bài thơ viết về kháng chiến, hình tượng này hiện lên

hiên ngang kì vĩ trong chính cái khốc liệt của chiến trường: “ngôi sao mọc trong hố bom nhòe nước” (Một người lính nói về thế hệ mình), Ngôi sao đó là biểu

trưng cho sao vàng trên lá cờ Tổ quốc hiện lên trong sự khốc liệt của chiến tranh với bao đau thương, mất mát, đó chính là Đất nước.

Ngôi sao còn tượng trưng cho ánh sáng chân lý không ai có thể dập tắt được,

là kim chỉ nam dẫn đường cho lý tưởng cách mạng, cho sự dấn thân của những người chiến sĩ. Và đôi khi, sao cũng chính là ánh sáng lý tưởng của sáng tạo nghệ thuật, là thứ mà nhà thơ đã gọi với cái tên độc đáo “từng chữ hiện dần như sao

Trong thơ Thanh Thảo, bất kì một hình ảnh nào cũng đều mang trong nó sự hàm chứa một thế giới biểu tượng vô cùng phong phú, có lẽ chính điều này đã cho chúng ta hiểu thêm về lối thơ siêu thực của ông, siêu thực trong ý nghĩa, siêu thực trong hình ảnh và trong cả biểu tượng.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 82)