Cái tôi chiêm nghiệm và trăn trở giãi bày về cuộc sống

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 48)

Khi cuộc chiến tranh đã đi qua, Thanh Thảo có dịp chiêm nghiệm lại những giá trị đích thực của cuộc sống, những cái được, cái mất, cả những đau thương, mất mát của sự tàn phá. Nhà thơ không phủ nhận đau thương, cũng không lý

tưởng hóa những chiến công, mà ngược lại ông đi sâu phản ánh ngày càng chân thực hiện thực cuộc sống, từ đó nổi bật lên tư tưởng của Thanh Thảo về các vấn đề nhân sinh, thế sự và cả những giá trị thẩm mỹ lâu bền của cuộc đời và của chính bản thân mình.

Và trong chính bức tranh hiện thực xã hội, phong phú có, xô bồ cũng có đó, giọng thơ triết lý đầy suy tư của ông đã có dịp được chiêm nghiệm, giãi bày những ẩn ức trong tâm hồn qua một cái tôi chiêm nghiệm về cuộc sống.

Bước ra từ chiến tranh, Thanh Thảo lại trở về với cuộc sống đời thường. Nhưng dường như với người lính vỗn đã quen những đếm hành quân, những trận đánh nảy lửa, những khói bụi của đạn bom, khi trở về với chốn phồn hoa đô thị, tất cả những gì đang xảy ra trước mắt tưởng chừng đã quen thuộc trước đây, nay bỗng trở nên xa lạ:

ánh mắt chói vào tôi lửa trắng

buổi trưa trái đất ngừng gió một vùng không tiếng ve

bao người đứng sững sờ như khói

(Lửa trắng).

Đất nước hòa bình, chốn làng quê đến đô thị đi theo con đường công nghiệp hóa, và những cột“lửa trắng” hiện lên, những nhà máy hiện lên, cây xanh ít lại, tiếng ve cũng đã không còn, cuộc sống vốn chân quê, mộc mạc nay bỗng trở nên cứng ngắc khiến người ta “đứng sững sờ” mà nhìn ngắm sự biến đổi. Sự ám ảnh đến sợ hãi hiện lên trong mắt nhà thơ, khiến ông thảng thốt, bàng hoàng: đừng đuổi theo tôi, đừng đuổi theo tôi.

Sự đổi mới quá nhanh chóng, khiến cho cái tôi trữ tình cảm thấy lạc lõng giữa cuộc sống. Đâu đó đã không còn sự mát lạnh, hiền hòa khi thả mình vào dòng suối, đâu đó đã thiếu vắng đi cơn gió từ tay mẹ, tay bà, mà nhường chỗ cho: “cục nước đá tan trong chiếc ly/ cơn gió nhân tạo mùi sắt gỉ” (Lửa trắng).

Không chỉ bộc lộ một cái nhìn chiêm nghiệm về sự thay đổi quá đột ngột của hiện thực cuộc sống, Thanh Thảo với ý thức của một người nghệ sĩ chân chính đã không tránh khỏi những suy tư, trăn trở trước cuộc đời cầm bút của chính mình

Với Thanh Thảo, cuộc sống luôn là những guồng quay bất tận để người nghệ sĩ thả mình vào đó cùng với sự sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ trên hành trình sáng tạo không mệt mỏi của mình luôn muốn tìm kiếm đến cái đích chân - thiện - mĩ và nuôi dưỡng tâm hồn con người qua những trang thơ tự nhiên, phóng khoáng. Chính vì thế, trong những sáng tác sau chiến tranh, Thanh Thảo đã thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở, và những ước nguyện về giá trị đích thực của thơ văn, và của nghề làm thơ.

Thơ ca luôn phải chân thực, phải phản ánh được hiện thực cuộc sống như những gì mà nó vốn có, nhưng phản ảnh sự thật cũng rất cần đến sự sáng tạo, bởi người ta không cần những lối viết sáo rỗng, lặp lại. Chính vì thế, nhà thơ là người phải ghánh trên vai trách nhiệm nặng nề hơn tất thảy, phải sáng tạo, không ngừng sáng tạo, để luôn đưa những tác phẩm của mình lên những tầm cao mới. Mà đối với Thanh Thảo, người nghệ sĩ muốn đạt đến những điều đó phải trải qua một hành trình tư duy không bao giờ có chỗ cho sự mệt mỏi. Bởi sự sáng tạo nghệ thuật luôn ở bên người nghệ sĩ, luôn tồn tại trong chính tâm hồn người nghệ sĩ, nhưng người nghệ sĩ muốn thấy được nó thìphải làm việc hết mình, hãy cứ quên đi mệt mỏi, chán chường mà kiến tạo nghệ thuật.

Khi quay trở về với cuộc sống đời thường. Đứng trước bối cảnh xã hội rộng lớn và những guồng quay đô thị, nhà thơ cảm thấy xa lạ ngay giữa chốn tưởng chừng như quen thuộc lắm. Thanh Thảo không còn là một người lính, trong thời bình ông lại trở về với sách vở, với ngòi bút, lại tiếp tục sáng tác, tiếp tục đi trên một con đường không có khói đạn lửa bom. Thế nhưng, trong những cố gắng hòa nhập với xã hội, với cuộc sống đô thị đầy biến hóa, hiện đại, trong thơ Thanh Thảo ta nhận ra hình ảnh của một cái tôi dường như đã bị ảnh hưởng ít nhiều bởi

cuộc sống đua chen cơm áo gạo tiền, đã bắt gặp những khoảng chùng, những bế tắc trên chính con đường sáng tạo nghệ thuật chân chính ấy:

những khoảng im lặng dài vô tình ta bỏ qua

cách nhắc lại vài trọng âm

như người thợ khắc miết mũi dao vào đá những khoảng im lặng dài

ta nóng lòng mong kết thúc

(Im lặng)

Toát lên trong những câu thơ trên là đong đầy những trăn trở, suy tư, sự giãi bày về những khó khăn, bế tắc trong cuộc đời cầm bút. Mà ở đó, sự sáng tạo của nhà thơ như dừng chân tại chỗ, như những người thợ “khắc miết mũi dao vào đá”, thơ đã không còn tìm thấy những khoảng trống màu nhiệm khơi gợi tiềm

thức, đã đánh mất đi sự kiên nhẫn của một người nghệ sĩ trong quá trình khơi nguồn nghệ thuật.

Chính điều đó đã khiến Thanh Thảo suy tư không ít về trách nhiệm của người cầm bút, với ông, như vậy chẳng khác gì “sống trong chết/ chết trong

sống”, nghệ thuật không phải là sáng tạo thì chỉ là nghệ thuật chết mà thôi. Khi

những nhà thơ trẻ rời khỏi trận tuyến cũng chính là lúc họ phải đối diện với một cuộc chiến cũng nhức nhối, cam go chẳng kém gì. Đó là khi họ không tìm thấy được tiếng nói chung, không tìm thấy được sự hòa hợp với thế giới mới, khi mà xã hội đầy rẫy “những bọn vu cáo”, “bọn phe phẩy”, “bọn táp nham” to mồm, là khi mà con người ta sống cũng chỉ là:

như con chim tập yêu chiếc lồng của mình nhưng không cần tập hót

(Khúc chậm 2000)

Đứng trước bi kịch tinh thần đó, nhà thơ không khỏi bàng hoàng, thảng thốt khi nhận ra rằng: “trong phút lầm lũi vô tận/ những câu thơ chúng ta/ rách tả tơi

hành trình kiếm tìm chân lý - Thanh Thảo đã bày tỏ sự day dứt tiếc nuối của mình trước những đổi thay của bản thân qua nhữn vần thơ thức tỉnh: “nếu tôi trung thành với mục đích đời mình/ như Bim/ nếu ngôn ngữ trung thành với tôi/ như Bim/ chúng ta đi giữa cuộc đời không sợ hãi” (Chó Bim trắng tai đen).

Đó như một sự thức tỉnh bằn lời thổ lộ đầy nuối tiếc, đầy hụt hẫng và day dứtcủa Thanh Thảo khi “con đường tôi đi ngắn dài vô nghĩa”, khi “tôi chìm vào

những giấc mơ, những trang báo rẻ tiền, vung những chữ nghèo cực đổi dăm hào, tung những chiếc là không - xanh - mãi”. Nhưng dường như trong chính cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tôi nghệ sĩ của Thanh Thảo chúng ta luôn nhận ra một sức mạnh tiềm ẩn của một ý chí sáng tạo, cách tân chỉ tạm thời chìm xuống dòng sông nghệ thuật để chờ đợi một đợt sóng dâng cao, để thấy được sức sống và sự thức tỉnh đúng lúc của thơ, luôn “gượng dậy sau bao lần mệt lả”: “Ông đã đánh thức tôi, Ginsberg. Ông đã

đánh thức tôi đúng lúc, giờ mặt trời khẳng định, những cánh tay nắng vươn tới tôi. Giờ tôi bất động như một đóa hướng dương bằng nhựa đầy bụi bặm” (Và

ông đã đánh thức tôi, Ginsberg).

Để rồi, nhà thơ vui mừng, khoan khoái đứng lên, bước tiếp trên con đường nghệ thuật chân chính của mình, giãi bày niềm vui sướng: “Tôi đứng lên như buổi

sáng, đứng lên tiếng gào, đứng lên màu xanh chiếc lá không xanh mãi” (Và ông đã

đánh thức tôi, Ginsberg). Nghệ thuật sống lại trong nhà thơ, khơi gợi cho ông những nguồn sáng mới, những cảm hứng thẩm mỹ chưa ai đạt tới được, trong niềm vui sướng ấy, Thanh Thảo vẫn không quên cách tân chính bản thân mình, thanh lọc những bụi bặm bám sâu vào da thịt để “thấy nhẹ mình như vừa tắm rửa”:

tôi hối hả quét dọn con người mình kịp xe rác

quét tất sạch bong lúc ấy

từng chữ hiện dần như sao mọc

Với Thanh Thảo, thơ và hạnh phúc luôn gắn kết với nhau, sáng tạo thơ cũng là quá trình tìm đến với hạnh phúc. Thanh Thảo là một nhà thơ rất có ý thức về vai trò của người cầm bút, bởi ông biết, chỉ có sống hết mình với thơ văn, sống thật lòng với những vần thơ thấm đượm suy tư, trăn trở, thì bản thân mỗi nhà thơ mới có thể gặp được tri kỷ của mình. Tin vào sức mạnh thực sự của thơ ca cũng chính là niềm tin bất diệt của Thanh Thảo vào cuộc sống, những phẩm chất tốt đẹp của con người: “Khi quả cây chín được trên cành/ nó không bao giờ rụng

xuống”. Hơn hết thảy, thơ ông còn là tiếng lòng thấm đẫm xúc cảm lẫn chất hiện

thực, trải ra với thế giới với mong muốn sống hòa hợp hơn với thế giới hôm nay.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 48)