Yếu tố truyền thống trong thơ ThanhThảo

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 60)

Trong những năm đầu sáng tác, Thanh Thảo với tư cách là một trong những nhà thơ trẻ của nền thơ ca Việt Nam, nên khi sáng tác thơ, ông cũng không hề tránh khỏi việc đi từ thể thơ truyền thống như lớp nhà thơ đi trước. Trong những bước đi của thơ Thanh Thảo ở giai đoạn này vẫn còn thiên về truyền thống, yếu tố vần nối các câu vẫn còn rõ nét: “có những đêm mưa quất bốn bề/ giữa Tháp

Mười không mái lá nương che” hay “nên giọng nói có nhiều khi ngang dọc/ nên cái nhìn có lắm phen gai góc” (Một người lính nói về thế hệ mình). Các câu thơ

nối tiếp nhau tuy hết sức phóng khoáng, tự do nhưng lại không chứa nhiều khoảng trắng bí ẩn của thơ đương đại, yếu tố siêu thực và các hình ảnh mang tính biểu tượng vẫn còn khá mờ nhạt trong thơ, nên khi đọc lên, người đọc vẫn có thể dễ dàng hiểu được nghĩa lý mà nhà thơ muốn nói.

Tiêu biểu, trong bài thơ Giấc ngủ trưa của người lính an dưỡng, cấu trúc thơ Thanh Thảo vẫn còn tuân thủ quy tắc 4 câu trong một khổ, số lượng chữ trong từng câu thơ khá đồng đều, đa phần là những câu thơ 8 chữ và nội dung của các khổ thơ vẫn còn có sự liên hệ rõ nét với nhau về mặt ý nghĩa, khung không gian - thời gian rõ rệt, hoàn toàn chưa có sự phá vỡ mạch logic và chưa gợi lên được sự ám ảnh về mặt hình ảnh thơ lẫn ngôn từ:

dừng trước khói bếp dừng trước cổng tre con biết mua gì làm quà cho mẹ

chiếc phích nước vỏ in hoa tấm khăn nâu mẹ choàng đỡ gió con biết mua gì làm quà cho mẹ chiều nay về mẹ đốt lửa con hơ khi reo vui trên bếp nước sôi già

mẹ hãm ấm chè xanh ngan ngát hương đoàn tụ

(Giấc ngủ trưa của người lính an dưỡng) Thậm chí, trong thơ Thanh Thảo, chúng ta vẫn còn nhận thấy rõ yếu tố thơ lục bát truyền thống của Dân tộc: “chỉ cần quá một bước chân/ là tôi ngập giữa rì

rầm tiếng cây/ chỉ cần thêm một với tay/ là rừng ăn ở đêm ngày cùng tôi” (Khúc sáu - những người đi tới biển). Và ở một số bài thơ khác như Mùa đông năm ấy, Tín hiệu, Lẽ ra… các khổ thơ luôn có sự đồng đều nhất định, số chữ trong từng câu cũng khá đều nhau, yếu tố vần, điệu vẫn chưa hoàn toàn được triệt tiêu hết mặc dù ban đầu thơ Thanh Thảo đã mang một chút âm hưởng của thơ ca đương đại. Trong những bài thơ như Mưa, Đêm, Cầu vồng, Tự ngôn… tuy đã phá vỡ ra khỏi cấu trúc thơ truyền thống nhưng tư duy thơ vẫn còn lắng đọng qua những đoạn thơ cấu trúc không đều nhau, chưa gây được cảm giác mờ nhòe siêu thực cho người đọc.

Tuy nhiên, với một cái tôi luôn khao khát vươn tới sự sáng tạo tuyệt đích của nghệ thuật, Thanh Thảo đã thực sự lột xác cho những vần thơ, mà càng về sau, sự lột xác đó càng được thể hiện một cách rõ nét. Nhà thơ tách ra khỏi cách viết theo kiểu truyền thống, nhưng ông không hề chối bỏ những yếu tố đó, mà ngược lại, ông kết hợp lối thơ truyền thống đó theo cách riêng của chính mình, để cùng với lối tư duy độc đáo và khả năng vận dụng ngôn ngữ, Thanh Thảo đã tạo nên một lối thơ tân kì, hiện đại và đầy mới mẻ.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w